Một gian hàng bán sâm Ngọc Linh tại lễ hội sâm lần đầu tiên được tổ chức giữa tháng 6 vừa qua ở huyện Nam Trà My. Ảnh: Dân trí.
Đây là chủ trương của UBND tỉnh Quảng Nam nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng bán sâm giả, trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt, giúp người dân hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến sản xuất, trồng và lưu hành sản phẩm sâm Ngọc Linh.
Với mục tiêu đẩy mạnh và phát triển thương hiệu quốc gia cho cây sâm Việt Nam, phấn đấu trở thành nước sản xuất sâm lớn thứ 2 trên thế giới với sản lượng 1.000 tấn/năm, nhiều chính sách đã được ban hành, mở rộng vùng trồng sâm tại Quảng Nam lên tới 19.000 ha, để sâm Ngọc Linh trở thành một thương hiệu hàng hóa phổ biến.
Nhiều đoàn cán bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đến thăm vùng sâm, tiến hành khảo sát và đưa ra những ý kiến chuyên môn để xây dựng quy trình trồng và chăm sóc cây sâm phù hợp với điều kiện tại địa phương.
Để thực hiện đề án này, một con đường mới mở nối liền trung tâm huyện Nam Trà My với vùng sâm Ngọc Linh cũng đang được thi công, vừa góp phần mở rộng vùng trồng sâm, vừa thay đổi đáng kể cuộc sống vốn "nhiều không" của các bản làng sống trên dãy Ngọc Linh.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!