Quản lý vốn đầu tư và chống chuyển giá với các doanh nghiệp FDI

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 22/05/2019 15:27 GMT+7

VTV.vn - Đây là vấn đề được nhiều đại biểu QH đặt ra khi các DN này vốn đăng ký luôn tăng hàng năm nhưng vốn giải ngân thấp.

Sáng nay (22/5), Quốc hội thảo luận tại tổ để đánh giá, bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2018, tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2019 và quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2017. 

Toàn diện, đầy đủ, đây là ý kiến của đa số các đại biểu khi nhận định về báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Năm ngoái, GDP đạt 7.08%, cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, là dấu hiệu đáng phấn khởi. Tuy nhiên, các đại biểu cũng nhận định, sự tăng trưởng này chủ yếu vẫn dựa trên vốn, tài nguyên và lao động, chưa có nhiều đóng góp của khoa học công nghệ. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam dù tăng 2 bậc so với năm 2016 nhưng chúng ta vẫn đứng top cuối so với các nước lân cận. Cơ cấu chi ngân sách thể hiện sự mất cân đối lớn, khi chi thường xuyên chiếm tỷ trọng tới 83%, chi trả nợ 12%, còn chi đầu tư phát triển ở mức dưới 5%. 

Quản lý vốn đầu tư và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra. Khi các doanh nghiệp này vốn đăng ký luôn tăng hàng năm, nhưng vốn giải ngân thấp, chỉ khoảng hơn 50%. Đi cùng với đó là không ít doanh nghiệp có tình trạng chuyển giá, né thuế.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước quý I năm nay tuy thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cao hơn quý I của nhiều năm gần đây. Dự kiến, 5 tháng đầu năm sẽ đạt khoảng 43% dự toán.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước