Bạn có biết mình đang ở tình trạng tài chính như thế nào, thu có đủ chi không? Và nếu đủ, bạn có chắc chắn sẵn sàng tài chính cho những tình huống khẩn cấp như đau ốm, bệnh tật? Hoặc bạn đã có kế hoạch mua nhà, mua xe, hay cho con cái đi học thêm, thậm chí là du học hay chưa và khi về già liệu có thể trông chờ hết vào con cái hay không? Có một thực tế là không nhiều người ý thức được hết những vấn đề đó.
Nếu như tỷ lệ hiểu biết tài chính của người trưởng thành ở các nước phát triển là hơn 65%, ở một số nước Trung Đông và châu Âu là từ 35 - 54% thì ở khu vực Nam Á, bao gồm cả Việt Nam con số này là chưa tới 24%, vẫn thấp hơn tỷ lệ ở châu Phi và Nam Mỹ ở mức 25 - 34%. Tức trung bình khoảng 4 người mới có 1 người quan tâm tới quản lý tài chính.
Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng bạn ít được học trên ghế nhà trường, nhưng lại có quyết định sống còn với túi tiền của bạn. Bạn có thể có ít tiền, nhưng nếu biết tích lũy, bạn sẽ đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.
Ngược lại, bạn có thể thành công và kiếm được rất nhiều tiền, nhưng nếu không có ý thức quản lý chặt chẽ tài sản của mình cũng sẽ sớm thất thoát, lãng phí.
Vậy đâu là những lỗi sai thường hay gặp nhất trong tài chính cá nhân của mỗi người? Thời điểm nào mỗi chúng ta nên lập cho mình một kế hoạch tài chính quản lý chi tiêu cá nhân của mình?
Xung quanh nội dung "Quản lý tài chính cá nhân", mục Tiêu điểm của chương trình Dòng chảy tài chính tuần này, với sự tham gia của bà Lương Thị Mỹ Hạnh - Giám Đốc Quản lý tài sản, khối trong nước, Dragon Capital Việt Nam - đã có những phân tích chi tiết!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!