Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá do Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì tuần trước.
Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, áp lực lạm phát có xu hướng tăng, giá nguyên, nhiên vật liệu đặc biệt là mặt hàng xăng dầu có nhiều biến động, tác động đến mặt bằng giá nhiều mặt hàng trong đó có những mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải và một số nhóm dịch vụ như giáo dục, y tế… Điều này đặt ra những thách thức trong công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước cần tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo, đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Riêng với mặt hàng xăng dầu, Phó Thủ tướng Bộ yêu cầu Công Thương chủ động điều hành để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu.
Theo dõi sát diễn biến giá thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp, sử dụng linh hoạt Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước trong các kỳ điều hành có biến động lớn.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sớm có báo cáo về kế hoạch cung ứng xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chuyển Bộ Công Thương làm căn cứ xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho Quý III và cuối năm 2022.
Giá xăng lên gần 33.000 đồng/lít sau kỳ điều chỉnh 21/6
Liên quan đến nguồn cung xăng dầu, tại buổi Họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương hôm 16/6, bà Lê Việt Nga - Vụ phó Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, việc điều hành xăng dầu đã được thực hiện bằng công nghệ số. Theo đó, việc nắm bắt được nguồn cung, cân đối cung cầu, phục vụ người dân trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng được cập nhật nhanh nhất có thể.
Cũng theo bà Nga, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn còn "chập chờn" với mức sản xuất họ có thể tạo ra. Tháng 2 năm nay, Bộ Công Thương đã yêu cầu doanh nghiệp đầu mối tăng cường nhập khẩu. Theo đó, bà Nga khẳng định luôn đảm bảo cân đối, an ninh năng lượng cho nền sản xuất và tiêu dùng người dân.
Hôm 21/6 vừa qua, trong kỳ điều chỉnh theo chu kỳ, giá xăng trong nước đã có kỳ điều chỉnh tăng lần thứ 7 lân tiếp, qua đa tiến gần đến ngưỡng 33.000 đồng/lít. Theo Bộ Công Thương, nhu cầu xăng dầu năm 2022 khoảng 20,7 triệu m3
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!