Nước Mỹ ngấp nghé bờ vực phá sản, giới tài chính Mỹ căng thẳng

Trần Hà-Thứ tư, ngày 16/10/2013 11:38 GMT+7

 Ngày 17/10, trần nợ công của Mỹ sẽ chạm mức giới hạn cho phép. Bất chấp những tín hiệu ban đầu từ Thượng viện Mỹ về chuyện nâng trần nợ và mở cửa lại chính phủ, giới đầu tư tài chính hiện đang trong trạng thái khá căng thẳng khi mà thời hạn chỉ còn 2 ngày.

Hai ngày cho những thỏa thuận, nỗi lo về một khả năng vỡ nợ của Mỹ đang bắt đầu bủa vây trên toàn cầu. Ông Olivier Blanchard, nhà kinh tế của IMF cho rằng: “Nếu như thỏa thuận nâng trần nợ không được thông qua, thì những hồi phục mong manh của nền kinh tế sẽ trở về với suy thoái, thậm chí còn tồi tệ hơn”.

Mỹ vỡ nợ, có nghĩa rằng khoản đầu tư của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phố Wall hiện đang bị ức chế với những dùng dằng của Washington. Các ngân hàng đang dự đoán, chỉ số S&P 500 có thể mất khoảng 45%, nếu như thỏa thuận nâng trần nợ không được thông qua.

George Howell, phóng viên CNN tại Chicago cho biết: “Ở Chicago, thị trường nhà đất đã thực sự khởi sắc trở lại vào năm ngoái. Giống như nhiều nơi ở Mỹ, thị trường được hỗ trợ bởi các khoản vay lãi suất thấp. Tuy nhiên mọi thứ sẽ đổ xuống sông, xuống biển hết nếu như Mỹ buộc phải tuyên bố vỡ nợ, lúc đó lãi suất cho vay mua nhà sẽ tăng vọt, thị trường tín dụng sẽ đóng băng và mọi thứ sẽ không thể kiểm soát”.

‘ Ảnh minh họa

Mỹ vỡ nợ có nghĩa các loại lãi suất sẽ đồng loạt nhảy vọt. Từ lãi suất thẻ tín dụng, lãi suất cho vay đối với sinh viên thực tế chính phủ Mỹ không đủ để trả cho các khoản vay của những đối tượng này.

Shannon Travis, phóng viên CNN tại Washington nhận định: “58 triệu người Mỹ đang phải phụ thuộc vào những văn phòng An sinh xã hội trên khắp nước Mỹ. Vậy liệu chúng ta có nên lo lắng hay không khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã tuyên bố, nếu Mỹ không nâng trần nợ, họ không trả được các hóa đơn. Không trả được hóa đơn, các văn phong An sinh xã hội dành cho hàng triệu người Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Đó chưa phải là điểm cuối cùng khi tác động của việc Mỹ vỡ nợ còn lan rộng hơn thế, đồng hồ nợ công của Mỹ đang sắp chạy đến vạch giới hạn đỏ. Thị trường tài chính toàn cầu đang cảm nhận về một cơn bão gần… tín hiệu đầu tiên là sự tụt dốc của một đồng USD yếu.

Chỉ còn hai ngày cho những thỏa thuận mang tính quyết định đối với nước Mỹ, song một số thành viên của đảng Cộng hòa thì lại tỏ ra không quá bi quan. Lần gần đây nhất, nước Mỹ ngấp nghé bờ vực phá sản là vào tháng 8/2011, khi đó, thỏa thuận chỉ được đưa ra vào những giờ cuối cùng.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước