Nhượng quyền thương hiệu: Thành - bại khó lường

Tài Phan (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 30/03/2018 09:41 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Một số chuyên gia cho rằng nhượng quyền thương hiệu nước ngoài giúp đa dạng hóa lựa chọn của người tiêu dùng nhưng là mối lo nguy cơ bị thâu tóm, xóa sổ với các DN Việt.

Nếu nói về siêu thị, bạn sẽ nghĩ tới cái tên nào đầu tiên? Big C, Mega Market hay tên cũ là Metro, B's mart, Robinson, Aeonmall, Lotte, Saigon Centre hay các chuỗi cửa hàng tiện lợi như Circle K, Family Mart...? Tất cả đều có một điểm chung trong bài toán kinh doanh là nhượng quyền.

Tính riêng trong năm 2017, đã có 31 công ty đăng ký lập chi nhánh nhượng quyền tại Việt Nam, đưa tổng số hiện nay lên gần 200 công ty mà phần lớn trong số đó là hàng tiêu dùng, đồ ăn thức uống.

Nhượng quyền thương hiệu: Thành - bại khó lường - Ảnh 1.

Báo Đầu tư còn ví đây như một cơn lốc đổ bộ của thương hiệu nước ngoài khi hàng loạt các ông lớn nhượng quyền trên thế giới như McDonald's, Starbuck's, Domino's Pizza, Burger King... đều chọn Việt Nam là điểm đến.

Ngoài lý do Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP và sức mua thuộc loại nhanh trên thế giới, Thời báo Kinh doanh còn chỉ ra một nguyên nhân khác, đó là để né đầu tư trực tiếp

Theo chuyên gia, Nhà nước đã có một số rào cản kỹ thuật nhằm giúp cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thời gian xây dựng nội lực tốt hơn để cạnh tranh với các thương hiệu ngoại. Chính vì thế, rất nhiều DN bán lẻ nước ngoài không đầu tư trực tiếp như nguồn vốn FDI mà sử dụng đối tác nội địa và nhượng quyền đối tác đó để tiếp cận thị trường Việt Nam.

Ý kiến chuyên gia trích dẫn trên tờ Thời báo Kinh doanh cho rằng, với hình thức này, nhà đầu tư Việt Nam lại phải đi mua nhượng quyền thương hiệu nước ngoài và trả phí cho họ ra nước ngoài. Như vậy, chúng ta không giữ được gì về chuyện đầu tư của nước ngoài tại thị trường Việt Nam trong ngành bán lẻ.

Báo này trích dẫn thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, các doanh nghiệp FDI hiện đã chiếm tới 30-40% hệ thống thương mại hiện đại. Thực tế cho thấy, một chuỗi siêu thị của Thái Lan sẽ có lợi thế đưa hàng Thái vào Việt Nam hay một chuỗi của Hàn Quốc sẽ dễ dàng đưa hàng Hàn Quốc vào Việt Nam. Đa dạng lựa chọn cho người tiêu dùng nhưng là áp lực không nhỏ với các doanh nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam. Nếu không vững chân, khả năng bị xóa sổ hay thâu tóm chắc chắn là khó tránh khỏi.

Chuỗi Wrap&Roll nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài Chuỗi Wrap&Roll nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài Bài học nhượng quyền nhìn từ câu chuyện Burger King Bài học nhượng quyền nhìn từ câu chuyện Burger King Vì sao thị trường nhượng quyền đồ ăn nhanh chững lại? Vì sao thị trường nhượng quyền đồ ăn nhanh chững lại?

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước