Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường ngân hàng Việt

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 03/10/2018 10:28 GMT+7

VTV.vn - Với nỗ lực của Chính phủ trong tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2, tới đây, nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ mở ra, đặc biệt là qua con đường mua bán sáp nhập.

Theo thông tin trên tờ Diễn đàn doanh nghiệp, chính phủ đang xúc tiến bán một ngân hàng 100% vốn Nhà nước đầu tiên cho nước ngoài. Dù chưa có kết quả chính thức nhưng đây được đánh giá là một tín hiệu đáng khích lệ.

Nhìn vào hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng liên doanh hay ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, phản ánh trên tờ Đầu tư sáng nay, tỷ lệ an toàn vốn CAR rất cao, tới 27,36%, trong khi ngân hàng thương mại cổ phần chỉ là 11,34%. Đa phần các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đều làm ăn hiệu quả. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đạt 0,33%, cao hơn các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, chỉ khoảng 0,28%. Lợi nhuận của ANZ, Shinhan Bank, HSBC lên tới cả ngàn tỷ đồng.

Tờ Đầu tư sáng nay dành một phần bài báo để điểm lại làn sóng FDI vào thị trường ngân hàng Việt. Bắt đầu bùng nổ từ năm 2009, với sự xuất hiện của HSBC Việt Nam - ngân hàng 100% vốn ngoại đầu tiên tại Việt Nam, kể từ đó có hơn 50 tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Đặc biệt, nếu trước đây, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài chỉ hoạt động âm thầm, phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam, thì hiện nay, nhiều ngân hàng ồ ạt mở rộng bán lẻ, nhắm tới cả khách hàng trong nước.

Tuy nhiên, cũng có những lúc một số nhà đầu tư ngoại thoái bớt vốn. Theo tờ Đầu tư, điển hình như ANZ bán mảng bán lẻ cho Shinhan Bank, HSBC Việt Nam thoái vốn khỏi Techcombank, Commonwealth Bank bán chi nhánh tại TP.HCM cho VIB, BNP Paribas bán 18,9% vốn cổ phần tại OCB, hay Standard chartered thoái toàn bộ vốn tại ACB...

Thế nhưng, đây được đánh giá là động thái cơ cấu lại vốn, chứ không phải nhà đầu tư muốn thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam. Bởi thực tế cho thấy, chỉ trong 2 năm 2016 - 2017 đã có thêm 4 ngân hàng ngoại được cấp phép hoạt động.

Công ty nghiên cứu Fitch Solutions còn chỉ ra dù không còn chuộng hình thức liên doanh với ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài vẫn có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam thông qua các công ty 100% vốn nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư tới từ Đông Á, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN.

Nở rộ cho vay trực tuyến biến tướng, Ngân hàng Nhà nước nói gì? Nở rộ cho vay trực tuyến biến tướng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

VTV.vn - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện tượng cho vay trực tuyến biến tướng mà báo chí phản ánh thời gian qua chính là tín dụng đen.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước