Nhật Bản chống lại các hình thức độc quyền kiểu mới

Quang Hưng (PV Đài THVN thường trú tại Nhật Bản)-Thứ hai, ngày 18/02/2019 11:32 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Giới chức Nhật Bản không ngần ngại đề xuất sửa đổi các bộ luật liên quan như luật chống độc quyền, luật an toàn thông tin và đang đẩy mạnh vận động các nước cùng tham gia.

Thời báo kinh tế lớn nhất Nhật Bản Nikkei đã đưa ra 4 đặc trưng cơ bản của dạng độc quyền kiểu mới như đối với các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook, Apple, Amazon là dù độc quyền nhưng vẫn không tăng giá các sản phẩm; quy mô người dùng càng mở rộng, càng gia tăng tiện lợi và lợi ích của các bên; có sự tập trung, thâu tóm về mặt dữ liệu và tri thức; tạo ra thị trường của riêng mình trên Internet và chi phối thị trường kinh doanh đó.

Ví như đế chế công nghệ Apple, trong 10 năm đã tạo ra dịch vụ phân phối ứng dụng lên đến 1 tỷ người dùng và chi phối hoạt động kinh doanh của 500.000 công ty cung ứng các ứng dụng trên hệ điều hành IOS.

Nhật Bản cũng không giấu tham vọng khi muốn trở thành nước đi đầu chống lại các hình thức độc quyền kiểu mới, khi nước này tích cực nêu vấn đề tại Hội nghị G7 vừa qua và tiếp tục nghị luận tại Hội nghị G20 được tổ chức vào tháng 6/2019 mà Nhật Bản là chủ nhà.

Ngày 12/12/2018, Chính phủ Nhật Bản đã tổng hợp các báo cáo đề xuất về quy chế hoạt động đối với các công ty công nghệ lớn, mà nước này gọi là platformer. Theo đó, luật chống độc quyền hiện nay sau khi được chỉnh sửa sẽ đóng vai trò trụ cột.

Khi cơ quan chức năng, mà chủ lực là Ủy ban thương mại công bằng xem xét về quá trình thu mua, sát nhập, sẽ được phép điều tra số lượng tài sản về trí tuệ như bằng sáng chế, dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, số lượng các nhà nghiên cứu nhằm hạn chế tình trạng các công ty công nghệ lớn sử dụng tiền, tài sản trí tuệ để ngăn chặn các công ty khởi nghiệp, các công ty nhỏ để loại bỏ cạnh tranh trong tương lai.

Ngày 23/1/2019, ông Kazuyuki Sugimoto, Trưởng Ban Thương mại công bằng đã tuyên bố, cơ quan này sẽ điều tra trên diện rộng những nghi ngờ về việc các đối tác hay người dùng của những công ty công nghệ lớn đang bị buộc phải đồng ý những hợp đồng bất lợi. Cơ quan này bắt đầu thiết lập một cửa sổ nhận thông tin trên trang điện tử và tiến hành phỏng vấn các đối tác kinh doanh của các công ty công nghệ lớn.

EU tiếp tục cuộc điều tra chống độc quyền mới nhất với Google EU tiếp tục cuộc điều tra chống độc quyền mới nhất với Google Mỹ xét vi phạm luật chống độc quyền của Amazon, Alphabet và Facebook Mỹ xét vi phạm luật chống độc quyền của Amazon, Alphabet và Facebook Amazon tại Nhật Bản bị điều tra chống độc quyền Amazon tại Nhật Bản bị điều tra chống độc quyền

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước