Kinh tế Đức vẫn còn đủ tiềm lực để "gánh" người tị nạn.
Cho tới giờ, cuộc sống của Anas không đến nỗi quá tệ, anh đã nộp đơn xin tị nạn và tạm thời được một gia đình người địa phương nhận nuôi. Nhưng gia đình ruột thịt của Anas thì vẫn mắc kẹt tại Syria.
“Cho tới lúc này tôi vẫn nơm nớp lo sợ đơn xin tị nạn của mình không được thông qua. Nếu Chính phủ Đức thông qua đạo luật trục xuất do không đủ điều kiện tị nạn, thì đó sẽ là dấu chấm hết đối với tôi” - Anas Madamouni nói.
Nhưng Anas vẫn còn may mắn hơn hàng triệu người tị nạn khác tại châu Âu, vì kinh tế Đức vẫn còn đủ tiềm lực để "gánh" người tị nạn.
Mới đây, một con số thống kê từ Tây Ban Nha cho thấy, họ đang phải đón nhận vượt chỉ tiêu khoảng 15.000 người nhập cư. Hiện tại ở Tây Ban Nha cứ 5 người thì có một người thất nghiệp, người tị nạn đang thật sự là một gánh nặng. Người dân Tây Ban Nha ủng hộ phe cực hữu đã nhiều lần biểu tình phản đối việc mở biên giới cho người tị nạn.
Còn Hy Lạp, nền kinh tế đang chấp chới trong nợ nần lại là điểm đến của 30.000 người nhập cư cập bến mỗi ngày. Con số thống kê mới nhất: cứ 2 thanh niên Hy Lạp thì lại có 1 người không có công ăn việc làm. Hy Lạp đang kêu gọi EU giảm bớt gánh nặng nhập cư cho họ.
Tuần trước tại trụ sở EU, các lãnh đạo Liên minh EU đã hứa sẽ hỗ trợ một khoản 700 triệu Euro cho các nước thành viên, chủ yếu là Hy Lạp để đối phó với khủng hoảng tị nạn.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!