Ngân hàng vẫn “đổ tiền” mua trái phiếu doanh nghiệp?

VTV Digital-Thứ hai, ngày 01/03/2021 12:56 GMT+7

VTV.vn - Dù tín dụng tăng trưởng thấp trong năm 2020 nhưng nhiều ngân hàng vẫn giữ phong độ lợi nhuận, do tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ.

Theo tờ Thời báo kinh doanh, một trong những điểm chung của những ngân hàng tăng trưởng mạnh về tín dụng và lợi nhuận năm 2020 là số lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ tăng đột biến, bất chấp những cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại về hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp với mục đích liên quan đến kinh doanh bất động sản.

Techcombank là ngân hàng đang nắm trong tay nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất, tăng hơn 50% so với 2019. Theo sau đó là SHB, VPBank, TPBank…, tờ Thời báo kinh doanh phản ánh.

Chuyên gia Nguyễn Chí Hiếu cho rằng, việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục không phải là xấu. Tuy nhiên, việc các ngân hàng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hiện nay có nhiều rủi ro, mặc dù họ mua trái phiếu doanh nghiệp hay cho vay đều phân tích tình hình tài chính của các tổ chức phát hành để quyết định. Đồng thời, không loại trừ khả năng một số ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ, tức họ mua trái phiếu của doanh nghiệp và doanh nghiệp dùng tiền đó để trả cho nợ cũ.

Ngân hàng vẫn “đổ tiền” mua trái phiếu doanh nghiệp? - Ảnh 1.

Một trong những điểm chung của những ngân hàng tăng trưởng mạnh về tín dụng và lợi nhuận năm 2020 là số lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ tăng đột biến. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Việc đảo nợ là hiện tượng thường rất dễ xảy ra, có thể nhắm vào 2 mục đích biến nợ xấu, nợ cũ thành nợ tốt, nợ mới cho cùng một doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ của các doanh nghiệp. Nếu lãi suất khoản vay trước đây cao, doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp để ngân hàng mua với lãi suất có thể thấp hơn lãi suất họ vay trước kia. Đó là động thái tái cơ cấu nợ.

Trong các mục đích này, ông Hiếu đồng ý với việc tái cơ cấu nợ cho những doanh nghiệp lành mạnh, vì đó là nhu cầu chính đáng. Thế nhưng, nếu mục đích của việc mua trái phiếu là để đảo nợ xấu thành nợ tốt là trái quy định, cần có thanh tra giám sát từ cơ quan quản lý để tránh rủi ro.

Các chuyên gia dự báo, năm 2021, dự kiến ngân hàng vẫn là "tay chơi" lớn nhất trên thị trường này.

Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng hơn 4 lần Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng hơn 4 lần

VTV.vn - Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng cao cho thấy sức nóng của kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện đang ở mức thấp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước