Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
Ngược lại, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Australia.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều hàng nông sản của Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, lớn nhất là điện thoại và linh kiện. Đây là nhóm hàng xuất khẩu "chục tỷ đô" đầu tiên của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc khi mới tính con số xuất khẩu trong 10 tháng năm 2021.
Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều hàng nông sản của Việt Nam như: thủy sản; rau quả; hạt điều; cà phê; chè; gạo; sắn và cao su… Trong đó, rau quả và cao su là 2 nhóm hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD.
Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc khẳng định, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ dù dịch bệnh COVID-19 và những khó khăn, trở ngại trong kiểm soát dịch bệnh giữa hai nước, nền kinh tế thế giới chưa thực sự phục hồi, chuỗi sản xuất của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về tiêu dùng của thị trường Trung Quốc giảm so với các năm trước…
Có được kết quả này là nhờ những lợi thế về quan hệ thương mại truyền thống, cũng như những nỗ lực của các bộ, ngành nhằm thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thương mại giữa hai nước.
Ngoài ra, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc có sự phát triển là nhờ ưu thế vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa, thói quen tiêu dùng…
Với quy mô dân số lớn nhất thế giới, Trung Quốc hiện có trên 400 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu nên nhu cầu tiêu dùng rất lớn và là thị trường xuất khẩu hấp dẫn với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!