Điều này khiến chính quyền Mỹ buộc phải tiến hành nhiều giải pháp nhằm xây dựng lại chuỗi cung ứng vốn bị đứt gãy bởi đại dịch. Theo CNN một doanh nghiệp Mỹ nói rằng họ phải trả giá gấp 4 - 10 lần so với năm ngoái chỉ để nhận một thùng chứa hàng như cây thông Noel hay đồ trang trí từ châu Á đến kho hàng tại Mỹ.
Các cửa hàng bán lẻ thì không có đủ hàng để bán, thậm chí phải đóng cửa vì không còn hàng tồn kho. Các hãng xe ô tô Mỹ đang phải vật lộn để đối phó với tình trạng thiếu chip toàn cầu. CNBC cho biết, các dây chuyền lắp ráp xe bị ngừng hoạt động, đẩy gia xe tăng cao. Tình trạng thiếu hụt này còn tiếp tục kéo dài, ít nhất tới năm 2022.
Các thỏa thuận thương mại tự do thời gian qua, vốn khuyến khích các công ty ở nước ngoài với giá nhân công rẻ và chính sách đồng USD mạnh làm cho hàng nhập khẩu rẻ là hai trong số nguyên nhân khiến Mỹ đứt gãy chuỗi cung ứng.
Nước Mỹ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt các chuỗi cung ứng.
Theo Thehill, Mỹ đang đẩy mạnh chuỗi cung ứng trong nước. Mỹ có kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ USD cho sản xuất, nghiên cứu, đào tạo lao động và các chương trình liên quan. Cùng với đó là việc cải thiện khả năng cạnh tranh với các sản phẩm được sản xuất tại Mỹ.
Tờ báo này cũng cho biết, cách thức thực tế nhất để kích cầu hàng hóa do Mỹ sản xuất là giảm giá giúp chúng cạnh tranh tốt hơn. Để giảm giá, Mỹ cần giảm giá trị đồng USD khoảng 25% so với các đồng tiền của Trung Quốc, EU hay Nhật Bản.
Điều chỉnh lại đồng USD được cho là công cụ hiệu quả nhất hiện có để tái cân bàng thương mại, xây dựng lại ngành sản xuất của Mỹ và loại bỏ tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng do hoạt động toàn cầu hóa của Mỹ gây ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!