Theo đó, Moody's điều chỉnh triển vọng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ và ngoại tệ dài hạn của 5 ngân hàng từ “tiêu cực” lên “tích cực”; 4 ngân hàng được điều chỉnh từ “ổn định” lên “tích cực” và 6 ngân hàng từ “tiêu cực” lên “ổn định”.
- 5 ngân hàng được nâng triển vọng từ "tiêu cực" lên "tích cực", là: Vietcombank, Agribank, VietinBank, Techcombank, BIDV
- 4 ngân hàng được điều chỉnh từ "ổn định" lên "tích cực": OCB, TPBank, VPBank, VIB
- 6 ngân hàng được điều chỉnh từ "tiêu cực" lên "ổn định": ABBank, ACB, HDBank, LienVietPostBank, MB, SeABank
Ngoài ra, Moody's cũng có khả năng sẽ nâng xếp hạng dài hạn của 9 ngân hàng Việt Nam đang có triển vọng "Tích cực", nếu Chính phủ Việt Nam được nâng xếp hạng tín nhiệm.
Moody's triển vọng tín nhiệm 15 ngân hàng Việt Nam
Trước đó vào ngày 18/3, Moody's cũng thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm. Đồng thời điều chỉnh tăng triển vọng lên "Tích cực".
Cơ sở tổ chức Moody’s đưa ra quyết định giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia và điều chỉnh tăng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam hai bậc lên "Tích cực" là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của nước ta vượt xa các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tương đồng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới.
"Giải pháp chính sách phát triển và kiềm chế dịch bệnh hiệu quả của Việt Nam đã hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước và giao thương quốc tế phục hồi nhanh chóng và hỗ trợ thu ngân sách", Moody’s cho biết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!