Mô hình quỹ quốc gia từ dầu lửa của Na Uy

Phương Huyền, Anh Dũng (PV Đài THVN thường trú tại Anh)-Chủ nhật, ngày 09/12/2018 09:13 GMT+7

VTV.vn - Na Uy không chi tiêu ồ ạt mà thành lập một quỹ tiết kiệm đặc biệt, lưu trữ toàn bộ lợi nhuận từ dầu khí và gọi đây là "tài sản của những thế hệ người Na Uy sau này.

Na Uy hiện nằm trong top 15 nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đóng góp sản lượng nhiều nhất trong nhánh dầu tiêu chuẩn Brent biển Bắc. Hơn 40 năm trước, nước này có một mô hình xử lý với lợi nhuận từ dầu mà đến tận ngày nay, kể cả là các nước có nền kinh tế phụ thuộc lớn vào dầu lửa nhìn vào cũng phải đôi chút suy ngẫm.

Sự thịnh vượng ngày nay của Na Uy có xuất phát điểm từ dầu. Nhưng sự thịnh vượng về lâu dài, có lẽ dựa nhiều hơn vào cách chi tiêu hợp lý với tiền từ dầu.

Nước này trong suốt 20 năm qua giữ vị trí nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho khu vực Tây Âu. Lợi nhuận thu về được dồn vào một quỹ quốc gia. Quỹ này hoạt động thành công trên các thị trường chứng khoán, bất động sản khắp thế giới. Quỹ đầu tư của Na Uy hiện chiếm giữ 1,5% cổ phiếu toàn cầu và năm 2017 lần đầu vượt ngưỡng quy mô 1.000 tỷ USD.

Người Na Uy từ lâu đã biết đến sự tồn tại của quỹ từ dầu lửa và quỹ này tồn tại hiển nhiên theo cách không còn là đề tài nói đến mỗi ngày. Tuy nhiên, hiệu quả và tác động xã hội của mô hình thì bất cứ người Na Uy nào cũng không khó để nhận ra.

Quỹ này giống như một nguồn tiền để dành an toàn cho tương lai, chính phủ cũng có thêm một phần nguồn thu để đầu tư ngược lại cho hạ tầng, giáo dục, y tế.

Mô hình của Na Uy đang được xem là cách làm hiệu quả nhất thế giới để tránh "lời nguyền tài nguyên", một cụm từ đã không còn mới khi nhắc về nhiều nền kinh tế, với sự tăng trưởng nóng dựa vào khai thác tài nguyên mà thiếu đi các đầu tư phát triển cân bằng.

Sản lượng từ các mỏ dầu khí của Na Uy đã suy giảm từ khoảng năm 2000. Các chuyên gia ước tính nước này sẽ chỉ còn dầu để khai thác trong vòng 30 năm nữa. Nhưng với một quỹ khổng lồ mà người Na Uy gọi là "tài sản của những thế hệ sau này", cùng với việc phát triển một nền kinh tế không dựa quá nhiều vào dầu lửa, kể cả khi thời hoàng kim của dầu khí qua đi, họ tự tin sẽ vẫn chuyển hướng kinh tế thành công.

Sudan đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên dầu mỏ Sudan đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên dầu mỏ Toàn bộ tài nguyên đất của thế giới sẽ cạn kiệt vào năm 2050 Toàn bộ tài nguyên đất của thế giới sẽ cạn kiệt vào năm 2050 OPEC tìm chiến lược mới cho thị trường dầu mỏ OPEC tìm chiến lược mới cho thị trường dầu mỏ

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước