Lối đi nào cho ngành mía đường Việt Nam?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 25/09/2018 09:50 GMT+7

VTV.vn - Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, lượng đường tồn kho tại các nhà máy hiện đang vào khoảng 700.000 tấn - con số kỷ lục từ trước đến nay.

Nhiều người cho rằng, việc Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN hoãn lại thêm 2 năm có thể sẽ giúp ngành đường Việt Nam có thêm thời gian để chuẩn bị cho sự cạnh tranh khốc liệt từ Thái Lan, tuy nhiên, mốc thời gian ấy chỉ là lý thuyết bởi hiện tại đường Thái Lan đã chiếm hơn 80% thị trường đường nhập khẩu tại Việt Nam và luôn có giá thấp hơn đường nội địa. Ngay cả đường nhập lậu từ nước này hàng năm cũng lên đến 500.000 tấn (30% sản xuất trong nước) và lại có giá rẻ hơn khi không phải chịu các loại thuế.

Trả lời báo Tiền Phong, ông Phạm Quang Vinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay: "Doanh nghiệp có thể giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng cây mía, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho nông dân nhưng doanh nghiệp không thể ngăn đường lậu được".

Tuy nhiên, các chuyên gia nông nghiệp lại có cách nhìn khác. Nguyên nhân cơ bản của việc này là do diện tích trồng mía manh mún, năng suất thấp, công nghệ chế biến đường lạc hậu. Những yếu kém trong sản xuất khiến giá mía nguyên liệu tăng cao, chiếm xấp xỉ 80% giá thành và 1kg đường Việt Nam cao hơn Thái Lan từ 2.000 - 3.000 đồng.

Trong trường hợp 1kg đường giảm 1.000 đồng để cạnh tranh thì chỉ có cách giảm giá mía của nông dân, 1kg mía bớt đi 100 đồng. Với sản lượng 15 triệu tấn, hiện tại nông dân thiệt hại tương đương 1.500 tỷ đồng.

Tại Philippines, ngành mía đường nước này cũng đã từng gặp phải các vấn đề tương tự và họ đã mạnh dạn cho phá sản những nhà máy đường không có khả năng cạnh tranh và chuyển đổi đất trồng mía sang các loại cây trồng khác hiệu quả hơn hoặc làm đất công nghiệp, đất xây dựng.

Còn ở trong nước, chắc cũng không cần phải cho các nhà máy đường phá sản bởi hiện tại đã có khoảng 50% số nhà máy đường sản xuất cầm chừng, thậm chí dừng hoạt động bởi hệ thống máy móc cũ kỹ, lạc hậu. Theo dự báo của Hiệp hội Mía đường, đến năm 2025 có thể chỉ còn 15 nhà máy đường còn hoạt động và các công ty sẽ phải thúc đẩy sản xuất các sản phẩm sau đường như cồn ethanol hay điện.

Hiện vẫn còn nhiều ý kiến xoay quanh giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường như thúc đẩy hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm giá thành nguyên vật liệu hay mạnh dạn chuyển đổi các nhà máy sang các lĩnh vực kinh doanh khác hiệu quả hơn. Đây là quyết định không dễ dàng, tuy nhiên có thể mọi người sẽ có chung một cách nhìn về thực tế giống như ý kiến Giáo sư Võ Tòng Xuân trên báo Nông thôn ngày nay số ra ngày 25/9: "Càng kéo dài bảo hộ cho các nhà máy đường kém hiệu quả để cứu nông dân trồng mía, trong khi chính bản thân nông dân cũng không chuyển mình khắc phục những yếu kém kỹ thuật, ngành đường sẽ càng tiếp tục tụt hậu là điều không tránh khỏi".

Ngành mía đường Khánh Hòa đối diện áp lực ngày một lớn Ngành mía đường Khánh Hòa đối diện áp lực ngày một lớn

VTV.vn - Cả nước đang tồn khô đến hơn 400.000 tấn đường. Nhiều công ty đã buộc phải hạ giá thành bán đường để cạnh tranh.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước