Liên kết các DN - Kỳ vọng tạo sức bật cho ngành mía đường

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 28/11/2017 23:06 GMT+7

VTV.vn -Trong bối cảnh tồn kho đường đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, việc bắt tay giữa DN thực phẩm dinh dưỡng và DN mía đường đã phần nào cho thấy hướng giải quyết đúng đắn.

Những ngày qua dù các DN mía đường đã hạ giá bán xuống mức thấp nhất là 12.000 đồng/kg, nhưng việc tiêu thụ cũng vẫn hết sức khó khăn. Trong bối cảnh tồn kho đường đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, tại Khánh Hòa việc bắt tay giữa DN thực phẩm dinh dưỡng và DN mía đường đã phần nào cho thấy hướng giải quyết đúng đắn. Từ đây, một mô hình liên kết mới được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho ngành mía đường. Đến dự sự kiện liên kết này có đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận trung ương.

Sau 28 năm phát triển, kể từ hôm nay (28/11) Công ty đường Khánh Hòa có tên mới là Công ty cổ phần đường Việt Nam với logo thương hiệu là Vietsugar. Sở hữu 65% cổ phần của công ty đường Khánh Hòa, Công ty Vinamilk đã chính thức bước chân vào ngành mía đường. Theo chiến lược đầu tư, trong thời gian tới, nhà máy sẽ mở rộng công suất từ 10 000 tấn mía/ngày lên 15.000 tấn mía/ngày; luyện đường thô 2.000 tấn/ngày, và mục tiêu trong 5 năm tới sẽ hạ giá thành bằng với các nước.

Trước mắt, vùng nguyên liệu mía tại 4 tỉnh là Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đăk Lăk và một phần của Phú Yên sẽ được hưởng lợi từ mô hình quản lý mới này. Với tiềm lực mạnh về tài chính và có thị trường, nông dân trồng mía sẽ không chỉ được hỗ trợ mà còn hướng đến hình thành những công nhân làm mía chuyên nghiệp

Phát triển mía đường được bắt đầu từ năm 1995 và đến năm 2000 Việt Nam đã đạt mục tiêu có 1 triệu tấn đường, thậm chí có năm lên tới 1,6 triệu tấn. Tuy nhiên, việc giá thành mía đường của Việt Nam đang cao hơn các nước từ 30 - 40% là một đòi hỏi phải thay đổi mô hình phát triển.

Tại Brazil để sản xuất ra 1 tấn mía, mất khoảng 16 USD, Thái Lan là 30 USD, còn ở Việt Nam con số này là 50 USD. Để cạnh tranh, việc tìm một mô hình quản trị hiệu quả, tiên tiến, giảm chi phí đang là một đòi hỏi cấp thiết, bởi nếu không, theo nhiều chuyên gia, ngành đường sẽ khó tồn tại sau 2018 khi theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, thuế xuất nhập khẩu đường sẽ về 0% thay vì 30% như hiện nay.

Ngành mía đường Khánh Hòa chịu nhiều thiệt hại do mưa bão Ngành mía đường Khánh Hòa chịu nhiều thiệt hại do mưa bão

VTV.vn - Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là đến vụ thu hoạch mía nhưng thiên tai đã khiến cho nhiều gia đình trồng mía ở Khánh Hoà mất trắng công sức gần cả một năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước