Làn sóng thứ 2 của COVID-19 đe dọa sự phục hồi kinh tế Mỹ

Lê Minh (PV Đài THVN thường trú tại Mỹ)-Thứ sáu, ngày 26/06/2020 12:18 GMT+7

Sự gia tăng trở lại của số ca nhiễm COVID-19 ở nhiều bang đe dọa tiến trình phục hồi của kinh tế Mỹ. (Ảnh: Cleveland.com)

VTV.vn - Nhiều báo lớn của Mỹ đã có những phân tích về khả năng phục hồi của thị trường lao động Mỹ nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung trước sự bùng phát trở lại của COVID-19.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ, song với tốc độ chậm và vẫn ở mức cao.

"Thêm 1,48 triệu lao động mới thất nghiệp. Tuần thứ 14 liên tiếp kể từ khi đại dịch bùng phát, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vượt con số 1 triệu" là tiêu đề của bài viết trên tờ Bưu điện Washington số ra ngày 25/6 vừa qua.

Theo đó, tổng số người tiếp tục xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần là 19,5 triệu, giảm 750.000 người so với tuần trước đó. Tuy nhiên, nếu gộp cả số lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch, tổng số người đang thất nghiệp tại Mỹ hiện lên tới 30,5 triệu người.

Làn sóng thứ 2 của COVID-19 đe dọa sự phục hồi kinh tế Mỹ - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 khiến thị trường việc làm tại Mỹ sụt giảm nghiêm trọng.

Việc số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiếp tục có xu hướng giảm kể từ mức đỉnh 6,9 triệu hồi cuối tháng 3, đã phần nào khiến các nhà kinh tế hy vọng giai đoạn ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch đã qua.

Sự gia tăng trở lại của số ca nhiễm bệnh ở nhiều bang của Mỹ đã bắt đầu làm dấy lên mối quan ngại về nguy cơ tiếp tục bị tái đóng cửa.

Cùng với chủ đề này, tờ Tạp chí Phố Wall nhận định, sự gia tăng đột biến của số ca nhiễm bệnh mới có thể cản trở người lao động trở lại làm việc, ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường lao động vốn đang phục hồi chậm chạp.

Bài viết dẫn ý kiến của Nick Bunker, kinh tế gia tại trang việc làm Indeed, nhận định sự phục hồi của thị trường lao động Mỹ sẽ là một chặng đường vất vả kéo dài nếu dịch bệnh không sớm được kiểm soát. Bởi thực tế cho thấy tại những bang như: Arizona, Texas và Utah, dịch COVID-19 đang lan rộng hay bùng phát trở lại, hầu hết các hoạt động kinh tế đều bị ngừng trệ.

Làn sóng thứ 2 của COVID-19 đe dọa sự phục hồi kinh tế Mỹ - Ảnh 2.

Một phụ nữ đeo khẩu trang phòng dịch trên đường phố New York, Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Cũng với quan điểm này, Thời báo New York rút tít: "Khi các phòng đăng ký trợ cấp thất nghiệp vẫn còn bận rộn, tiến tình phục hồi còn là một hành trình dài".

Theo Carl Tannenbaum, Kinh tế gia trưởng của Quỹ Northern Trust tại Chicago, tình trạng tái bùng phát của dịch bệnh sẽ gây trở ngại cho tiến trình phục hồi, ngay cả khi số liệu bán lẻ có sự khởi sắc, bởi nó sẽ cản trở người tiêu dùng sẵn sàng đến những nơi đông đúc. Vì vậy sẽ là một chặng đường dài đầy thách thức để có thể trở lại như thời kỳ trước đại dịch.

Thêm vào đó, ngay cả khi các doanh nghiệp đang bắt đầu mở cửa trở lại, lại có một làn sóng mới thúc đẩy kế hoạch cắt giảm nhân công trong các chủ doanh nghiệp, trong đó có chuỗi siêu thị bán lẻ Marcy. Theo một khảo sát mới được công bố, có tới 14% người sử dụng lao động đã lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, trong khi đó, có tới hơn 40% doanh nghiệp Mỹ cho biết doanh số đã không tăng thời gian trong gần đây do những biện pháp đảm bảo giãn cách xã hội.

Mở cửa trở lại tác động như thế nào đến kinh tế Mỹ? Mở cửa trở lại tác động như thế nào đến kinh tế Mỹ?

VTV.vn - Sau thời gian phong tỏa do tác động của dịch COVID-19, Mỹ đã mở cửa trở lại được hơn 1 tháng. Việc mở cửa trở lại đã có những tác động tích cực đối với kinh tế Mỹ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước