Làm việc linh động: Cuộc cách mạng kinh tế Anh?

TCKD-Thứ tư, ngày 02/07/2014 14:30 GMT+7

Tại Anh, quy định giờ làm việc linh động chính thức được áp dụng và đề xuất này được kỳ vọng là cuộc cách mạng kinh tế Anh.

Quy định giờ làm việc linh động mới được áp dụng tại Anh tuần này. Quy định cho phép người lao động có quyền được yêu cầu các ông chủ cho làm việc ở nhà hay bất cứ đâu, không bắt buộc phải có mặt ở văn phòng 8 tiếng. Và ngay khi đề xuất này được áp dụng, nó được kỳ vọng là cuộc cách mạng kinh tế Anh. Thế nhưng liệu trên thực tế có được như mong muốn?

Với quy định giờ làm việc linh động, người lao động không còn phải lo lắng mỗi khi xin nghỉ hay đến muộn. Họ có quyền yêu cầu sếp cho nghỉ ở nhà miễn là ít nhất họ đã làm cho công ty 26 tuần. Còn các công ty, nếu từ chối mà không đưa ra được lý do chính đáng sẽ được coi là vi phạm pháp luật.

Anh Quốc đi đầu trong khối châu Âu. 2/3 số công ty áp dụng quy định này trong khi Đức là 57%, Hà Lan 48% và Bỉ, trung tâm của châu Âu, chỉ đạt 38%. Theo nghiên cứu, người làm việc ở nhà tránh được sự lãng phí thời gian đi đường, tập trung hơn cho công việc nên hiệu suất cao hơn. Đó là chưa kể có thời gian hơn với gia đình, người lao động sẽ chi tiêu tiêu dùng nhiều hơn giúp thúc đẩy ngành bán lẻ, gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, tờ BBC cho rằng, việc khuyến khích áp dụng quy định về cách linh hoạt trong làm việc có thể gặp một số trở ngại. Thứ nhất, những người muốn làm việc linh hoạt thường có gánh nặng gia đình. Vậy nếu ở nhà làm việc, họ có thực sự tập trung làm việc hay không. Thứ hai, nếu làm việc tại cơ quan, người quản lý có thể giám sát được tiến độ, khi ở nhà ai giám sát cho người lao động.

Tờ Người bảo vệ cho rằng, bạn nên biết mình có nằm trong đối tượng cần làm việc linh hoạt hay không. Còn nếu bạn là người chỉ làm việc được khi có sự thúc giục của cơ quan thì tốt nhất xách cặp lên và đi làm.

Tờ BBC nhận định: “Quy định này có nghĩa là bạn có quyền yêu cầu cho làm việc linh động, không có nghĩa bạn được làm theo ý mình”. Tờ báo cũng thống kê, chỉ trong hai năm 2010-2011, khi khuyến khích giờ làm việc linh hoạt, số vụ kiện tụng giữa người lao động và chủ lao động tăng hơn 50%. Chỉ phục vụ cho vụ kiện, người lao động phải mất gần 6.000 bảng. Đó là chưa kể, nếu lạm dụng xin làm việc linh hoạt, bạn dễ rơi vào nhóm “tử thần”, nhóm dễ bị sếp để ý và sẵn sàng cho nghỉ hẳn nếu họ cảm thấy không thực sự cần bạn nữa. Thế nên, tờ BBC cho rằng, đây là một ý tưởng mang tính cách mạng chứ không phải một cuộc cách mạng.

Sau đây là tổng hợp ý kiến trên báo chí về quy định giờ làm việc linh động:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước