Người dân Đức mua sắm tại một siêu thị. (Ảnh: Expaturm)
Tỷ lệ lạm phát cao tương tự được ghi nhận lần cuối cùng vào năm 1981, khi giá dầu năm đó tăng mạnh do hậu quả của cuộc chiến giữa Iraq và Iran.
Văn phòng Thống kê Đức cho biết, giá dầu sưởi ấm trong tháng 4 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Giá nhiên liệu động cơ và khí đốt tự nhiên cũng ghi nhận tăng mạnh với mức tăng tăng lần lượt 38,5% và 47,5%.
Văn phòng Thống kê Đức lưu ý rằng đà tăng của giá năng lượng kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine có "tác động đáng kể đến tỷ lệ lạm phát".
Giá thực phẩm trong tháng 4 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn đáng kể so với mức tăng 6,2% của tháng 3 trước đó. Đặc biệt, giá dầu và mỡ ăn tăng mạnh tới 27,3%.
Chính phủ Đức dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2022 sẽ ở mức 6,1%, do giá dầu, than và khí đốt tăng mạnh dẫn đến giá tiêu dùng tăng cao. Dự kiến, tỷ lệ lạm phát sẽ giảm về gần mức bình thường trong năm tới.
Trước đó, ngày 27/4, Chính phủ Đức đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022, xuống còn 2,2%, do những tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine khiến giá năng lượng và tiêu dùng tăng chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.
Lạm phát ngày càng tăng cao tại châu Âu VTV.vn - Tình hình lạm phát tại châu Âu khiến giới quan sát lo ngại khi có thêm các nước báo cáo tốc độ tăng giá cao kỷ lục trong tháng 4 do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!