Mỗi lần tái cơ cấu để nâng cao giá trị DN mất rất nhiều thời gian, công sức, tuy nhiên, đã có không ít "hàng tồn kho" của SCIC đã tốt lên, ra khỏi bờ vực phá sản, thoát lỗ lũy kế và làm ăn có lãi khiến công tác thoái vốn Nhà nước của SCIC thu hút sự quan tâm của các thành viên thị trường. Thậm chí, nhiều người còn đề xuất SCIC các phương án để SCIC bán vốn hiệu quả hơn.
30% vốn tại Nhựa Bình Minh, 37% vốn tại Nhựa Tiền Phong, 51% vốn tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh chỉ là 3 trong số 100 doanh nghiệp mà SCIC sẽ thoái vốn trong năm 2017. Đây cũng là những cái tên được nhiều nhà đầu tư tổ chức đón đợi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 80% các doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn lần này chưa niêm yết khiến các nhà đầu tư khó tiếp cận.
Tại nhiều doanh nghiệp, SCIC sở hữu vốn dưới 50% nên việc tham gia tái cơ cấu găp không ít khó khăn. Vì thế, bán cho chính ban lãnh đạo và người lao động tại DN cũng là một cách để thu hồi vốn nhanh.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!