Kinh tế Việt Nam 2020: Vững vàng trước “sóng” lớn

Điệp Anh-Thứ bảy, ngày 26/12/2020 10:38 GMT+7

VTV.vn - Năm 2020 là một năm nhiều thách thức và khó khăn cho mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, do tác động từ dịch COVID-19.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay là 2,4%. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong số hiếm hoi các nước đạt mức tăng trưởng dương trong năm nay.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định, Việt Nam "có thành tích gần như độc nhất vô nhị trong việc chống lại cuộc khủng hoảng vì dịch COVID-19". Cộng đồng mạng đều bình chọn đây là một dấu ấn kinh tế năm qua.

"Kinh tế thế giới ước giảm 4%. Cả thế giới chỉ có ít nền kinh tế tăng trưởng dương. Kết quả của Việt Nam như vậy là tin vui rồi", một tài khoản Facebook bình luận.

Kinh tế Việt Nam 2020: Vững vàng trước “sóng” lớn - Ảnh 1.

Việt Nam "có thành tích gần như độc nhất vô nhị trong việc chống lại cuộc khủng hoảng vì dịch COVID-19". (Ảnh: Báo Đầu tư)

"Tăng trưởng dương của toàn nền kinh tế đúng là tích cực, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang rất khó. Hy vọng năm tới sẽ khác", một tài khoản khác chia sẻ.

Du lịch là một trong những ngành gặp khó khăn do đại dịch. Ngành công nghiệp không khói đã có một năm chống chọi "thảm hoạ" kép: COVID-19 bùng phát và bão lũ kỷ lục ở miền Trung. Ước tính, năm nay, du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD. Lượng khách quốc tế giảm 80%, trong nước giảm hơn 50%.

"40 - 50% doanh nghiệp đã phá sản, giờ ngập trong nợ nần, 20 - 30% đang hấp hối. Một dấu ấn buồn của ngành du lịch năm qua", một tài khoản Facebook bình luận.

"Trong nguy có cơ, các doanh nghiệp du lịch cũng phải thay đổi để thích nghi thôi", một tài khoản khác bày tỏ.

Kinh tế Việt Nam 2020: Vững vàng trước “sóng” lớn - Ảnh 2.

Việt Nam là một trong số hiếm hoi các nước đạt mức tăng trưởng dương trong năm nay. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Một trong những sự kiện không thể không nhắc đến năm qua đó là sự thăng hoa của thị trường chứng khoán. Những con số biết nói trên thị trường, như VN-Index vượt ngưỡng 1.080 điểm vào những ngày cuối năm, tăng trên 60% so với mức đáy hồi cuối tháng 3, giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh. Thanh khoản thị trường trung bình đạt mức 13.000 tỷ đồng/phiên. Không những vậy, lượng nhà đầu tư mới, hay còn gọi nhà đầu tư F0 đã đạt mức cao kỷ lục.

Khối lượng khớp lệnh của nhiều công ty tăng từ 3 - 12 lần khiến chứng khoán "tắc đường" do hệ thống bị "treo".

"Gửi tiết kiệm thì lãi suất thấp, bất động sản thì thanh khoản chậm. Tiền vào chứng khoán cũng là dễ hiểu", một tài khoản Facebook chia sẻ.

Những dấu ấn khác của Việt Nam trong năm nay có thể kể đến như: giải ngân vốn đầu tư công đạt 90% kế hoạch - mức cao nhất trong một thập kỷ hay các Hiệp định thương mại như EVFTA có chính thức hiệu lực, mở đường xuất khẩu sang các thị trường lớn như châu Âu.

Có thể khẳng định, những thành công kể trên là sự nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam chúng ta khi thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Tinh thần đó cũng là động lực giúp chúng ta tin tưởng vào một năm 2021 tươi đẹp đang chào đón ở phía trước.

“Đòn bẩy” giúp kinh tế Việt Nam trụ vững trước đại dịch COVID-19 “Đòn bẩy” giúp kinh tế Việt Nam trụ vững trước đại dịch COVID-19

VTV.vn - 13 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực là đòn bẩy giúp kinh tế Việt Nam trụ vững trước COVID-19, xây dựng một Việt Nam tự cường trên "Đại lộ" hội nhập kinh tế toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước