Kiến nghị kéo dài thời hạn ưu đãi giá cho điện gió

Tài Phan-Thứ sáu, ngày 08/10/2021 11:34 GMT+7

VTV.vn - Các doanh nghiệp kiến nghị được lùi thời hạn hưởng cơ chế giá ưu đãi cho dự án điện gió thêm từ 3 - 6 tháng.

Các dự án điện gió trên bờ tại Việt Nam sẽ buộc phải đưa vào vận hành thương mại trước ngày 31/10 nếu muốn được hưởng cơ chế giá ưu đãi 8,5 cent/kWh. Tuy nhiên, theo khảo sát mới nhất của Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu, ước tính có tới khoảng 2.800 MW, chiếm khoảng 50% tổng công suất của các dự án đã nộp hồ sơ, sẽ không thể kịp hạn chót này, do các khó khăn từ dịch bệnh COVID-19. Do đó, các đại diện doanh nghiệp đã kiến nghị được lùi thời hạn hưởng cơ chế giá ưu đãi thêm từ 3 - 6 tháng.

Đại diện Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu cho biết, do COVID-19, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đình trệ và việc cung cấp các trang thiết bị thiết yếu bị chậm tiến độ từ 6 - 8 tuần. Thời gian đưa chuyên gia tới Việt Nam cũng mất thêm 2 - 3 tuần. Thủ tục tại cảng và hải quan kéo dài. Chưa kể các quy định giãn cách, giới hạn số lượng nhân công cũng khiến quá trình thi công bị đình trệ.

"Những gì chúng tôi đề xuất là trì hoãn 6 tháng đối với các dự án nếu họ đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN và đã đặt hàng tuabin trên đất liền tại Việt Nam với đầy đủ hồ sơ thông quan để chứng minh điều đó", ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm Công tác khu vực châu Á, Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), cho biết.

Kiến nghị kéo dài thời hạn ưu đãi giá cho điện gió - Ảnh 1.

Các dự án điện gió trên bờ tại Việt Nam sẽ buộc phải đưa vào vận hành thương mại trước ngày 31/10 nếu muốn được hưởng cơ chế giá ưu đãi 8,5 cent/kWh. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Theo Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, ước tính suất đầu tư 1 MW điện gió lên tới khoảng 2 triệu USD. Do đó, nếu không được hưởng cơ chế ưu đãi như dự kiến, nhiều doanh nghiệp sẽ bị vỡ kế hoạch tài chính.

"Hạn chót là ngày 31/10, còn sau đó giá bán EVN thế nào chưa có. Do đó các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn. Vay vốn, kế hoạch tài chính, công tác giá như thế nào?", Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam Mai Duy Thiện cho hay.

"Rủi ro xảy ra còn nhiều. Nhưng khi doanh nghiệp, nhà đầu tư hiểu rằng Chính phủ luôn đồng hành cùng họ, sẵn sàng giúp họ giải quyết khó khăn, thì đó sẽ là một thông điệp quan trọng, cũng là chính sách thu hút đầu tư hiệu quả", Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam Vũ Tiến Lộc nhận định.

Tổng công suất năng lượng mặt trời và gió đã được lắp đặt tại Việt Nam là khoảng 20 gigawatt, và nếu tất cả các dự án điện gió đều được áp dụng cơ chế ưu đãi, con số này còn có thể tăng thêm 4 - 5 gigwatt ngay trong năm nay.

Gấp rút chuẩn bị giải tỏa công suất các dự án điện gió sắp vận hành thương mại Gấp rút chuẩn bị giải tỏa công suất các dự án điện gió sắp vận hành thương mại

VTV.vn - Đến nay, có 23 dự án nhà máy điện gió với tổng công suất 2.254,2 MW đăng ký đấu nối vào lưới điện do Công ty Truyền tải điện 3 quản lý.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước