Không còn đường lùi cho ngành mía đường Việt Nam

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 12/11/2019 09:55 GMT+7

Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo điện tử Người lao động)

VTV.vn - Không còn đường lùi, đây là câu chuyện liên quan đến ngành mía đường Việt Nam.

Với việc tham gia Hiệp định thương mại hàng hóa ATIGA, từ đầu năm 2018, Việt Nam đáng nhẽ đã phải mở cửa thị trường đường ra khu vực ASEAN với thuế về 0%. Tuy nhiên do năng lực cạnh tranh của ngành còn thấp nên Việt Nam đã xin lùi mở cửa 2 lần. Nhưng kể từ 1/1/2020 tới đây, nếu như tiếp tục lùi nữa và không thực hiện mở cửa, các nước có nguy cơ sẽ phản ứng dưới hình thức trừng phạt hoặc rút lại những cam kết mở cửa thị trường các lĩnh vực khác của họ đối với chúng ta. Khả năng thua trên sân nhà là khá rõ ràng bởi giá thành của đường Việt đang bị cao.

Báo Đầu tư trích dẫn giải pháp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải chấp nhận đối mặt bằng cách tổ chức lại sản xuất, chuỗi đường phải được kéo dài ra, các nước trên thế giới có những nước đường chỉ chiếm 55% trong tổng chuỗi giá trị, còn đâu là các sản phẩm khác.

Đơn cử, riêng 4 triệu tấn bã mía hiện chỉ dùng đốt để phát điện, rất lãng phí, nếu áp dụng công nghệ tiên tiến về sản xuất nấm đã tạo được thêm những sản phẩm nối dài giá trị gia tăng của ngành mía đường. Bên cạnh đó cũng cần tính đến việc hợp nhất, liên doanh các doanh nghiệp nhỏ để tăng năng lực cạnh tranh.

Các doanh nghiệp đường sẽ cần cái "bắt tay" chặt để đứng vững trước "cuộc chơi" sòng phẳng của thương mại hội nhập. Và những cái bắt tay cũng là câu chuyện được đề cập đến trên mặt Thời báo Kinh doanh nhưng là giữa các doanh nghiệp Fintech và doanh nghiệp thương mại điện tử để đạt mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt. Bài viết trích ý kiến của Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, việc thanh toán tiền mặt vẫn chiếm phần lớn đang không tương xứng với tốc độ phát triển của thương mại điện tử. Vị này dẫn chứng, ông mua hàng online mà chưa trả tiền, người giao hàng sẽ kiếm bằng được để lấy tiền nhưng khi đã trả tiền rồi, người giao hàng không gọi điện được sẵn sàng hoàn lại sản phẩm về nơi bán. Việc phân biệt đối xử từ phương thức thanh toán là rào cản, khiến lòng tin của người tiêu dùng chưa có. Vì vậy, để người tiêu dùng yên tâm trả tiền trước, nhận hàng sau, doanh nghiệp phải tạo được niềm tin cho khách hàng.

Còn về phía công ty Fintech, cần phát triển đồng loạt các công cụ cho hình thức thanh toán vi mô, thanh toán nhỏ để người dân dễ tiếp cận, đặc biệt với người dân ở vùng nông thôn hiện chỉ có 30% đang dùng thẻ ATM.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước