Hơn 100 doanh nghiệp cam kết hỗ trợ phục hồi ngành chăn nuôi và thuỷ sản

VTV Digital-Thứ bảy, ngày 28/09/2024 07:00 GMT+7

VTV.vn - Hơn 100 doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ gần 170 tỷ đồng tiền mặt, thức ăn, con giống... để phục hồi ngành chăn nuôi và thuỷ sản ở khu vực phía Bắc sau bão lũ.

Phục hồi sản xuất nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 100/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ. Công điện nêu: Bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp tại hầu hết các địa phương khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa.

Để khắc phục nhanh hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão, khôi phục và phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, duy trì tăng trưởng của ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm theo Nghị quyết số 143 của Chính phủ.

Hơn 100 doanh nghiệp cam kết hỗ trợ phục hồi ngành chăn nuôi và thuỷ sản - Ảnh 1.

Lúa mùa của ngưười dân xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình ngập trong nước. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, mưa lũ, sạt lở đất vừa qua tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; chủ động, tích cực huy động tối đa các nguồn lực của địa phương để triển khai ngay các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng bị thiệt hại theo đúng quy định.

Trường hợp ngân sách địa phương không đủ nguồn lực chi hỗ trợ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính để xử lý ứng trước kinh phí cho địa phương. Tập trung chỉ đạo, chủ động đẩy mạnh tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản theo định hướng, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân triển khai kịp thời các giải pháp phục hồi sản xuất, nhất là trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, đặc biệt là việc cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi tại những vùng bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân trong những tháng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan chủ động, tích cực chỉ đạo, tổ chức theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả các mặt hàng nông sản, nhất là tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng do bão, mưa lũ; kịp thời triển khai các biện pháp điều tiết, bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, thao túng đẩy giá, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi.

Miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện ngay theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ tài chính, miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước... đối với các địa phương, đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, lũ, nhất là sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; tiếp tục nghiên cứu để có chính sách miễn giảm phí, lệ phí cho các đối tượng bị thiệt hại.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan: Khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 143 để cho vay khôi phục sản xuất, ổn định đời sống theo quy định.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ; tích cực hơn nữa để xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định pháp luật hiện hành.

Đẩy nhanh thực hiện, giải ngân gói tín dụng cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản đang được triển khai, ưu tiên các địa phương bị thiệt hại do bão, lũ vừa qua, thực hiện theo thẩm quyền việc xem xét tăng quy mô nếu hiệu quả và cần thiết.

Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục chủ động, tích cực vận động các đối tác, nhà tài trợ trong nước, quốc tế để huy động các nguồn tài chính, hàng hóa viện trợ và thực hiện hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời cho người dân, địa phương bị ảnh hưởng.

Ngành nông nghiệp chung tay khôi phục sản xuất thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ về khôi phục sản xuất, hơn 100 doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ gần 170 tỷ đồng tiền mặt, thức ăn, con giống, chất cải tạo môi trường, vật tư chuồng trại, lồng bè để phục hồi ngành chăn nuôi và thuỷ sản ở khu vực phía Bắc. Thông tin này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố. Đây là một nguồn lực quan trọng giúp ngành chăn nuôi và thuỷ sản bắt tay khôi phục sản xuất càng sớm càng tốt, để kịp đáp ứng nhu cầu thực phẩm dịp cuối năm nay.

Ngay sau cơn bão số 3 đi qua, anh Trần Văn Út - Giám đốc Công ty TNHH Vỹ Tuyến đã trực tiếp đi tới nhiều vùng nuổi trồng thuỷ sản ở Quảng Ninh, để tự mình đánh giá thiệt hại, để lên phương án sản xuất phao nổi và tính chính sách hỗ trợ bà con tái sản xuất vì công ty củ anh Út vốn đang cung cấp phao nổi cho nhiều lồng bè nuôi cá, nuôi ngao trên địa bàn.

"Công ty đã nghiên cứu chính sách giá hỗ trợ bà con. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con trên giá thành sẽ giảm từ 5 - 10% để bà con nhanh chóng khôi phục lại sản xuất kinh doanh sau bão lũ", anh Út chia sẻ. 

Ngoài vật tư lồng bè, nguồn giống các loại thuỷ hải sản cũng là điều bà con đang rất cần hỗ trợ, để có thể tái sản xuất nhanh nhất. Đã có công ty sản xuất giống rong biển đầu tiên sẵn sàng cung giống để hỗ trợ bà con nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thông qua Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ông Đỗ Lê Phương - Giám đốc Công ty TNHH DBLP cho biết: "Chúng tôi sẽ chung cấp nguồn giống đó cho Bộ để Bộ phân bổ tới các địa phương, các nơi cần. Chúng tôi sẽ cung cấp kỹ thuật, công nghệ và đưa đối tác về cùng nhau đầu tư cho người dân".

Hơn 100 doanh nghiệp cam kết hỗ trợ phục hồi ngành chăn nuôi và thuỷ sản - Ảnh 2.

Bão số 3 không chỉ ảnh hưởng tới nhiều diện tích rau màu mà cả những lồng bè nuôi trồng thủy sản ở nhiều địa phương.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức hội nghị kêu gọi nguồn lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong ngành, với mục tiêu những hỗ trợ này kịp thời, thiết thực để tái sản xuất càng sớm càng tốt, đảm bảo cung cấp thực phẩm cho thị trường dịp cuối năm.

"Đi sâu vào các biện pháp kỹ thuật đó là phòng chống dịch bệnh, an toàn sinh học, giống gì, thức ăn dinh dưỡng… để chúng ta phục hồi ngay được tốc độ tăng trưởng của 2 lĩnh vực này, cũng là đóng góp quan trọng vào tốc độ atwng trưởng của các ngành", ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.

Ngoài chăn nuôi và thuỷ sản, trong lĩnh vực trồng trọt thì những ngày qua, ngành nông nghiệp đang có một chuỗi hoạt động của chương trình hỗ trợ tái thiết sản xuất, giao giống nhiều loại cây trồng ở các địa tỉnh phía Bắc, tổng mức hỗ trợ từ các doanh nghiệp giống, vật tư nông nghiệp lên tới 24 tỷ đồng.

'Phao cứu sinh' cho người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau bão lũ "Phao cứu sinh" cho người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau bão lũ

VTV.vn - Nguồn vốn vay chính là "chiếc phao cứu sinh" hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp làm lại từ những gì còn sót lại sau bão lũ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước