Trung Quốc đã tích cực kiểm soát ngành công nghiệp hàng giả, hàng nhái nổi tiếng thế giới. Hàng loạt khu chợ hàng fake đã bị dẹp bỏ. Một luật mới có hiệu lực từ ngày 1/1 với quy định phạt các nhà bán lẻ trực tuyến với số tiền phạt lên tới 2 triệu Nhân dân tệ (296.000 USD) nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái.
Nhưng những kẻ bán hàng giả vẫn có mánh lới riêng đó là rút lui vào các không gian trực tuyến riêng tư hơn, ví dụ các mạng nhắn tin xã hội như WeChat. Đầu tiên, họ tiếp thị sản phẩm của mình tại nhà và trên các nền tảng công khai như Instagram hoặc ByteDance, Tik Tok. Người mua sau đó đặt hàng và thanh toán qua các ứng dụng nhắn tin cá nhân. Các giao dịch như vậy được cho là giữa bạn bè với nhau và không phải là thương mại điện tử theo quy định của luật mới.
1.000 tỷ USD được người tiêu dùng toàn thế giới cho đồ hiệu mỗi năm và người Trung Quốc chiếm 1/3. Càng ngày càng nhiều hãng đồ xa xỉ hợp tác với các công ty thương mại điện tử Trung Quốc để tiếp cận người dùng. Đi kèm với đó là nỗi lo bị làm giả làm nhái. Ví dụ, vào năm 2015, Kering SA, công ty sở hữu Gucci và Saint Laurent đã kiện Alibaba vì hàng giả mà họ cho biết đang được bán trên nền tảng của Alibaba.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!