Cụ thể, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,34% lên 92,355 điểm.
Trong tháng 6 vừa qua, đồng USD đã tăng 2,6%. (Ảnh: The World News)
Tính trong tháng 6 vừa qua, đồng USD đã tăng 2,6%, là tháng có mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11/2016.
Động thái này được hỗ trợ bởi sự thay đổi quan điểm về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và những lo ngại về sự lây lan biến thể Delta của dịch COVID-19.
Đồng bạc xanh cũng mở rộng đà tăng sau khi dữ liệu cho thấy bảng lương tư nhân của Mỹ tăng cao hơn dự kiến trong tháng 6 với 692.000 việc làm. Dữ liệu cho tháng 5 đã được sửa đổi chỉ ra 886.000 việc làm được bổ sung thay vì con số 978.000 như đã báo cáo ban đầu.
Action Economics dữ liệu bảng lương tư nhân tốt hơn mong đợi đã gây ra tình trạng thiếu hụt đồng bạc xanh, do đó tỷ giá USD được đẩy lên cao.
Các chuyên gia cho rằng, việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng gần 11 điểm cơ bản trong tháng 6 sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng bạc xanh trong tương lai.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư lo ngại về sự lan rộng của biến thể Delta đã khiến một số quốc gia như Australia, Anh và một số nước ở châu Âu phải thực hiện hoặc lên kế hoạch phong tỏa, giãn cách xã hội. Diễn biến này đã khiến đồng tiền của các quốc gia trên gặp nhiều khó khăn, tạo lợi thế cho USD.
Trên thị trường, đồng Euro đã có phiên giao dịch giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng rưỡi là 1,1845 USD. Các đồng tiền nhạy cảm với tâm lý đầu tư rủi ro và hàng hóa như Đô la Australia và Đô la New Zealand đều suy yếu so với đồng bạc xanh, trong đó lần lượt giảm 0,2% và 0,1% xuống còn 0,7496 USD và 0,6983 USD.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!