"Sự kết nối" là từ khóa được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt cả 3 ngày diễn ra diễn đàn và Hội nghị VBS chiều 13/9. Thương mại của ASEAN với khu vực khác chiếm 76% nhưng nội khối hiện chỉ có 24%. Việt Nam thậm chí còn thấp hơn thế nữa, chỉ có 10%. Đó là bài toán khó với cả khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Đại diện các DN tại buổi hội thảo "Các thị trường điện tử, cơ hội toàn cầu" thuộc nhiều lĩnh vực trọng điểm như logistics, thương mại điện tử, đồ uống, tiêu dùng nhanh đều nhất trí về tầm quan trọng của các DN vừa và nhỏ trong quá trình chinh phục thị trường số.
Tuy nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng số và khả năng tiếp cận của người dân tại mỗi nước thành viên còn chưa đồng đều. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã thẳng thắn nhìn nhận những thách thức cản trở các chính phủ ASEAN và đề xuất những biện pháp để tháo gỡ.
Hiện 50% GDP của khu vực ASEAN đến từ các DN vừa và nhỏ. Nếu họ được hỗ trợ tốt và liên kết được các thị trường, gia tăng doanh thu và lợi nhuận, tăng trưởng thương mại có thể tăng gấp 5 lần trong 10 năm tới.
Nhắc về kết nối thương mại, Thủ tướng không bắt đầu bằng những thành quả của nền kinh tế mà đã thẳng thắn nhìn nhận về vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi thống kê cho thấy, hiện mới chỉ có 21% DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, còn khiêm tốn so với tỷ lệ 46% ở các nước khu vực ASEAN.
Đã có nhiều khuyến nghị, chia sẻ trực diện từ các chuyên gia, tổ chức quốc tế, và cả từ chính cộng đồng doanh nghiệp, nhất là làm sao cải thiện được vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà Việt Nam đang hướng tới.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!