Ở vế đầu, fintech Việt Nam phát triển mạnh là vì giá trị thị trường fintech Việt Nam năm 2017 đạt khoảng 4,4 tỷ USD và dự kiến tăng 77%, ước khoảng 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Còn tại vế thứ hai, nói fintech của Việt Nam non trẻ và "hoang dã" là do các chính sách hỗ trợ của Nhà nước lại thiếu giải pháp cụ thể. Đề xuất giải pháp, ông Long cho rằng, cơ quan Nhà nước cần sớm ban hành cơ chế pháp lý và cho phép cơ chế thử nghiệm (sandbox) cụ thể về các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng số…
Hiện chỉ có 2 trong 6 nước đang phát triển fintech ở khu vực là Việt Nam và Philippines chưa có cơ chế thử nghiệm (sandbox). Hệ quả là doanh nghiệp và ngân hàng triển khai mạnh fintech nhưng người dân vẫn chưa sử dụng nhiều, giao dịch không dùng tiền mặt tính theo đầu người tại Việt Nam chỉ là 5,9%, trong khi Thái Lan gần 60%, Malaysia 89%.
Rộng hơn câu chuyện phát triển fintech, các cơ chế thử nghiệm (sandbox) cũng rất cần thiết để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Báo Tiền phong chia sẻ quan điểm với nhiều trích dẫn ý kiến đại biểu tham gia Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Đà Nẵng (SURF) diễn ra vào cuối tuần qua.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!