FED lung lay trước căng thẳng thương mại

Lê Tuyển, Phú Nguyễn (PV Đài THVN thường trú tại Mỹ)-Thứ tư, ngày 05/06/2019 09:49 GMT+7

VTV.vn - Mới đây, một phát biểu được đưa ra bởi người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã khiến cả thị trường chuyển hướng giao dịch. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?

Câu chuyện bắt đầu từ phát biểu của Chủ tịch Cục dự trữ LB Mỹ Jerome Powell tại Hội nghị kéo dài 2 ngày của Ngân hàng FED Chicago. Phát biểu này như một cơn gió mát đã "bay" sang phố Wall ở New York làm hạ nhiệt cho những lo lắng về thương mại của các nhà đầu tư.

Theo CNBC, cả 3 chỉ số chính trên thị trường đã tăng điểm trở lại. Riêng chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng hơn 500 điểm, mức cao thứ 2 trong năm nay. Thực tế, ông Powell chỉ nói rằng ngân hàng này đang theo dõi tác động từ căng thẳng thương mại và sẽ đưa ra "hành động cần thiết để giữ nhịp tăng trưởng kinh tế", dù không biết khi nào và bằng cách nào.

Phát biểu của FED được coi như cơn mưa rào đối với cả đợt "nắng hạn" do căng thẳng thương mại gây ra. Vì thế, các nhà đầu tư cho rằng, hành động cần thiết ở đây chỉ có thể là cắt giảm lãi suất mà thôi. Theo hãng Quan sát chính sách của FED-CME, khả năng tới 90% là FED cắt giảm lãi suất vào tháng 9, lần giảm tiếp theo khoảng 80% khả năng vào tháng 12.

Còn theo Wall Street Journals, Ngân hàng Barclays dự báo FED sẽ cắt 0,5 điểm % vào cuộc họp tháng 9, 0,25 điểm % nữa vào tháng 12 và giữ nguyên như vậy suốt năm 2020. JP Morgan Chase cũng đồng ý rằng FED sẽ cắt 2 lần vào tháng 9 và 12 nhưng mỗi lần là 0,25 điểm %. Việc cắt giảm, theo ngân hàng này, xảy ra ngay cả khi Mỹ tránh được cuộc chiến thương mại với Mexico.

Rõ ràng người đứng đầu FED không nói từ nào tới việc cắt lãi suất nhưng thị trường vẫn nghĩ đó là biện pháp duy nhất FED có thể làm. Tại sao lại như vậy?

Theo trang Business Insider, phát biểu của ông Powell đến khi những căng thẳng về thương mại giữa Mỹ với các đối tác như Trung Quốc và Mexico vẫn tiếp tục leo thang.

Tuần trước, ông Trump tuyên bố áp 5% thuế lên tất cả hàng nhập khẩu từ Mexico bắt đầu từ 10/6. Đến tháng 10, sẽ tăng lên 25% nếu vấn đề người nhập cư ở biên giới không được giải quyết.

Đây cũng là các mốc thời gian xen giữa 2 cuộc họp quan trọng FED thường đưa ra quyết định sau khi nghe ngóng những tác động là tháng 9 và 12.

Trích lời chiến lược gia Kayrn Cavanaugh của Voya Investment, trang Marketwatch viết: "Khả năng FED can thiệp bằng cắt giảm lãi suất đã làm hài lòng các nhà đầu tư". Bởi "tin xấu về thương mại không thể xấu hơn nữa, tự nhiên FED nói sẽ dang tay cứu nền kinh tế khi cần. Thế là quá đủ để thị trường ăn mừng rồi".

Các nhà phân tích cũng cho rằng dù FED luôn tuyên bố sẽ không bị tác động bởi các yêu cầu của chính phủ Mỹ nhưng FED lại đang nắm giữ vai trò "điều hòa" cho hệ thống tài chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới. FED không thể ngồi yên khi một loạt các quốc gia khác đang tiến hành cắt giảm lãi suất.

Lạm phát giảm sâu hơn có thể thúc đẩy FED hạ lãi suất Lạm phát giảm sâu hơn có thể thúc đẩy FED hạ lãi suất FED chịu sức ép cắt giảm lãi suất từ Tổng thống Donald Trump FED chịu sức ép cắt giảm lãi suất từ Tổng thống Donald Trump Moody"s cảnh báo việc FED giảm lãi suất có thể phản tác dụng Moody's cảnh báo việc FED giảm lãi suất có thể phản tác dụng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước