Đức sửa đổi luật chống rửa tiền

PV Thường trú Đài THVN tại châu Âu-Thứ hai, ngày 17/02/2020 10:31 GMT+7

VTV.vn - Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 100 tỷ Euro tiền có nguồn gốc tội phạm được "rửa" trên lãnh thổ Đức.

Mục tiêu của nước Đức trong quý II năm nay là áp dụng được luật mới chống rửa tiền, phù hợp với luật lệ chung của toàn bộ các nước thành viên Liên minh châu Âu.

Lượng tiền có nguồn gốc tội phạm được hợp pháp hoá tại nước Đức làm cho báo chí châu Âu choáng ngợp. Theo tờ Nước Đức mới, "Một nghiên cứu mà Bộ Tài chính liên bang Đức đặt làm ước tính là tính riêng trong lãnh thổ Đức, đã có tới hơn 100 tỷ Euro tiền bẩn được rửa trong một năm 2014". Bài báo viết: "Quy mô lớn của thị trường bất động sản và nhiều kẽ hở làm cho nước Đức đặc biệt hấp dẫn đối với các nhóm tội phạm có nhu cầu hợp pháp hóa tiền có nguồn gốc bất minh". Tờ báo Đức trích ước tính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, "30% tổng lợi nhuận thu được từ buôn bán ma túy, khai thác mại dâm và tội phạm tài chính được đổ vào bất động sản" để hợp pháp hóa".

Một nguyên nhân nữa làm cho nước Đức được các nhóm tội phạm chọn mang tiền bất minh tới biến hóa thành tiền hợp pháp là thói quen tiêu tiền mặt của người dân. Tiêu tiền mặt làm cho truy xuất nguồn gốc tiền khó hơn nhiều so với tiêu bằng thẻ hay chuyển khoản. Tờ Tiếng vang của Pháp viết: "Ở vương quốc của tiền mặt, là nước Đức, hoàn toàn là hợp pháp khi kéo một vali tiền mặt đi trả tiền mua nhà".

Còn theo tờ Courrier international, "Ở Italy chẳng hạn, chỉ có thể dùng tiền mặt khi giá trị hàng hóa dịch vụ dưới 3.000 Euro". Ở Pháp còn ngặt hơn, mua bán gì nhiều hơn 1.000 Euro dùng tiền mặt là phạm pháp.

Ở Đức, các nhóm tội phạm còn mang tiền mặt tới mua bất động sản, rồi vàng, đồ trang sức và các tác phẩm hội họa. Tóm lại là dùng tiền mặt bất minh mua bán lòng vòng những đồ đắt tiền nhằm xóa nhòa nguồn gốc số tiền mặt đó.

Dự luật đang được bàn thảo tại Đức dự kiến mức tiền mặt tối đa cho một giao dịch là 2.000 Euro, nhiều hơn thế bắt buộc phải chuyển khoản. Theo báo Đức Bietigheimer, "những người làm nghề môi giới bất động sản sẽ bắt buộc phải khai báo danh tính người mua người bán, khai báo các giao dịch đáng ngờ cho cảnh sát hình sự liên bang và cả khi môi giới thuê nhà mà tiền thuê hàng tháng nhiều hơn 10.000 Euro" cũng phải khai báo. "Các nhà đấu giá cũng phải khai báo khi môi giới tác phẩm nghệ thuật giá trị từ 10.000 Euro trở lên".

Tình báo tài chính của Đức sẽ mở rộng điều tra về rửa tiền, không chỉ trên thị trường bất động sản mà còn cả các nhà hàng hay cửa hiệu trá hình, mở ra chẳng cần khách hàng nhưng hàng tháng vẫn báo lãi và nộp thuế đầy đủ.

CEO ngân hàng Westpac từ chức giữa bê bối rửa tiền CEO ngân hàng Westpac từ chức giữa bê bối rửa tiền

VTV.vn - Ông Brian Hartzer - CEO của ngân hàng Westpac vừa tuyên bố từ chức trong bối cảnh ngân hàng Westpac vướng phải các cáo buộc có hành vi rửa tiền.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước