Nguyên nhân do luật số 71 sửa đổi quy định các mặt hàng phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng nên đồng nghĩa với việc tất cả các chi phí đầu vào của ngành này không được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Thực tế trên đã diễn ra trong suốt 6 năm qua và ngày càng gây khó khăn cho doanh nghiệp phân bón, đặc biệt trong bối cảnh chi phí các nguyên liêu tăng từ 30 - 40% trong thời gian qua.
Mỗi ngày CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cần tới hơn 2.000 tấn than để sản xuất đạm, một năm tiêu tốn đến khoảng 1.000 tỷ đồng để mua than làm nguyên liệu đầu vào. Giống như nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón khác, doanh nghiệp cũng không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, làm tăng chi phí mỗi năm tới 150 tỷ đồng. Chi phí tăng làm đội giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp vào tính cạnh tranh của sản phẩm.
Trước khi phân bón trở thành mặt hàng không chịu thuế, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho ra thị trường khoảng 1 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm. Nhưng từ 2015 đến nay, do chi phí sản xuất tăng khi không được khấu từ thuế giá trị gia tăng, sản lượng của doanh nghiệp liên tục giảm, nay giảm tới 30%. Theo họ, các doanh nghiệp trong nước đang dần bị mất thị phần, thua ngay trên sân nhà.
Theo tính toán của Hiệp hội phân bón Việt Nam, mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất phân bón đang phát sinh chi phí khoảng gần 2.000 tỷ đồng do không được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Giá phân bón liên tục “leo thang” VTV.vn - Hiện nhiều loại giá phân bón ở khu vực các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng mạnh, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!