Doanh nghiệp dệt may sản xuất linh hoạt, đáp ứng đơn hàng nhỏ lẻ

Lê Phượng-Thứ ba, ngày 04/07/2023 13:06 GMT+7

VTV.vn - Nhiều giải pháp đã được các doanh nghiệp dệt may, da giày đề ra trong quý III, với kỳ vọng có thể khôi phục số lượng đơn hàng.

Những ngành hàng xuất khẩu chủ lực vẫn mang về hàng chục tỷ USD như dệt may, da giày, từ đầu năm đến nay lại đang nằm trong nhóm bị sụt giảm sâu về đơn hàng.

Bước vào quý III, Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định đánh giá đơn hàng đã khởi sắc hơn khi doanh nghiệp có đơn hàng đến tháng 9. Tuy không tập trung số lượng lớn, nhưng các đơn nhỏ lẻ cũng đã giúp dây chuyền sản xuất có thể sáng đèn phục hồi lại.

"Lượng công nhân sụt giảm, có những bộ phận giảm hoàn toàn biên chế. Hiện chúng tôi đang có kế hoạch tuyển dụng lại công nhân, sắp xếp máy móc, thiết bị chuẩn bị", ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định, cho biết.

Trước dấu hiệu phục hồi của thị trường, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam nhận định ngành này sẽ không nằm trong mức độ tăng trưởng âm, mà chỉ giảm trung bình 10% so với năm trước.

Doanh nghiệp dệt may sản xuất linh hoạt, đáp ứng đơn hàng nhỏ lẻ - Ảnh 1.

Bộ Công Thương dự báo, quý III, thị trường dệt may - da giày sẽ bắt đầu ấm trở lại khi có sự phục hồi của các thị trường Âu - Mỹ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

"Kỳ vọng xảy ra ở kịch bản trung bình hoặc kịch bản khác giữa kịch bản trung bình và kịch bản xấu, chắc là không đến nỗi chúng ta phải tiến đến kịch bản xấu là giảm 14%", ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, cho hay.

Còn với các doanh nghiệp ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất theo hướng linh hoạt, đáp ứng đơn hàng nhỏ lẻ, thay đổi nhanh, khó, thời gian gấp. Ngành sợi nghiên cứu các mặt hàng mới, thị trường mới để đón đầu xu hướng theo sản xuất xanh.

"Từ tháng 6 đến tháng 9, chúng ta tiếp tục gặp khó khăn, những đơn hàng có thể tăng dần nhưng chưa rõ rệt. Từ quý IV/2023 và sau 2024, đơn hàng sẽ tăng mạnh lại", ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, đánh giá.

Bộ Công Thương cũng dự báo, quý III, thị trường dệt may - da giày sẽ bắt đầu ấm trở lại khi có sự phục hồi của các thị trường Âu - Mỹ. Bức tranh xuất khẩu 2 ngành này vẫn có gam màu sáng trong 2 quý cuối của năm. Riêng dệt may vẫn có thể đạt từ 47 - 48 tỷ USD, tăng 6,81% so với năm 2022.

Gỡ khó cho xuất khẩu dệt may Gỡ khó cho xuất khẩu dệt may

VTV.vn - Đã nửa năm trôi qua, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may mới đạt trên 18 tỷ USD, giảm hơn 17% so với cùng kỳ trong khi mục tiêu đề ra cả năm nay là 45 - 47 tỷ USD.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước