Đi xe công nghệ - đặt phòng online - xem phim trực tuyến - mua hàng trên Face. Đó là một câu nói ví von nhưng cho thấy những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, xuất phát từ những ứng dụng mà các dịch vụ xuyên biên giới mang lại. Các sản phẩm mới này không những còn tạo ra thị trường mới đầy cạnh tranh, mà còn lấn át được thị trường truyền thống bởi những tiện ích cao mà nó mang lại.
Hiện Uber và Grab, 2 ứng dụng gọi xe trực tuyến đã nắm vị trí thống lĩnh với số lượng xe lên tới hơn 50.000 chiếc. Hay như trên thị trường quảng cáo trực tuyến, Google và Facebook đang chiếm khoảng 70% thị phần. Agoda và Booking.com những dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến đang chiếm 80% tổng lượng giao dịch.
Những thống kê trên cho thấy sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam và chắc chắn sẽ còn bùng nổ trong các năm tới. Xu hướng này một mặt mang tới những tiện ích nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Đơn cử như trong lĩnh vực vận tải, cho đến giờ, cơ quan chức năng vẫn lúng túng chưa thể xác định được Uber, Grab có phải là loại hình vận tải (taxi) hay không dẫn tới hàng loạt hệ luỵ.
Một vấn đề khác cũng gây đau đầu cho cơ quan quản lý. Đó là tình trạng thất thu thuế từ các dịch vụ xuyên biên giới. Trong khi không ngừng mở rộng kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần nhưng số thuế thu được vẫn thấp. Qua xác minh tại một ngân hàng, cơ quan thuế đã phát hiện có 175.000 giao dịch quảng cáo qua Faecebook, tổng số tiền thanh toán là hơn 450 tỷ đồng. Nhưng chưa tới 1/10 số đó là có khấu trừ nộp thuế.
Robot dịch vụ phát triển mạnh mẽ VTV.vn - Robot dịch vụ được thiết kế ngày càng giống con người, có khả năng tương tác và phục vụ trong nhiều lĩnh vực như: chăm sóc sức khỏe, điều trị, giáo dục...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!