Có hay không hiện tượng tiểu thương găm hàng, tăng giá?

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 06/08/2021 06:07 GMT+7

VTV.vn - Nhiều chợ đầu mối lớn và siêu thị tạm thời đóng cửa do liên quan đến các ca nhiễm COVID-19. Điều này khiến cho giá thực phẩm ở các chợ dân sinh có dấu hiệu tăng.

Giá cả một số mặt hàng thực phẩm ở các chợ dân sinh có dấu hiệu tăng. Thực tế này được ghi nhận ngay sau khi cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đóng cửa một số chợ đầu mối lớn do liên quan tới các ca F0 còn một số siêu thị và cửa hàng tiện ích tạm thời đóng cửa do phát hiện các ca nhiễm hoặc liên quan đến các ca nhiễm COVID-19... Ảnh hưởng dây chuyền không chỉ xảy ra với người tiêu dùng mà còn khiến cho các vùng sản xuất lâm cảnh khó tiêu thụ, gây nên tình trạng thừa thiếu cục bộ.

Nông sản tiêu thụ chậm khi đóng cửa chợ đầu mối

Chậm thu hoạch 2 ngày, ruộng cải nhà ông Nguyễn Văn Cam ở thôn Chử Xá, Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội đã quá lứa, cho cũng không ai lấy. Ông Cam chỉ còn cách chuẩn bị cày dập rau xuống làm phân. Mấy sào ruộng rau này khiến ông mất trắng mấy triệu đồng đầu tư và công phá bỏ ruộng rau.

Trong khi đó, như thường lệ, lứa rau chăm theo hướng hữu cơ sắp cho thu hoạch của bà Nguyễn Thị Huệ ở thôn Chử Xá, Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội đã có tư thương đặt mua. Tuy nhiên hiện nay, bà đã mời gọi mà không ai nhận lời sẽ thu gom. Chính vì vậy, bà chưa dám gieo cấy ruộng rau mới theo kế hoạch của gia đình. Cuộc sống của cả nhà phụ thuộc vào ruộng rau chắc chắn bị eo hẹp.

Tiến độ làm đất, chuẩn bị gieo rau mùa thu ở vùng rau Văn Đức đã chậm hơn 2 tháng nay do các trường học, nhà hàng hủy hợp đồng vì dịch. Hiện nay nhiều các chợ đầu mối Hà Nội đóng cửa thì lại thêm ách tắc đầu ra, việc tiêu thụ sẽ bị chậm lại trong thời gian ngắn khoảng 1 đến 2 tuần.

Có hay không hiện tượng tiểu thương găm hàng, tăng giá? - Ảnh 1.

Giá cả thực phẩm trong những ngày gần đây có dấu hiệu tăng.

Việc nhiều các chợ đầu mối Hà Nội đóng cửa đã ảnh hưởng đến giá cả thực phẩm trong những ngày gần đây.

Chị Chu Minh Nguyệt, người mua hàng tại chợ Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, cho biết: "Rau củ quả, thịt cá…, cái gì cũng tăng so với mấy hôm trước".

Chị Phan Thị Ngân, người mua hàng tại chợ Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội, nói: "Cá trắm bình thường mua 80.000 đồngkg nay lên tới 120.000 đồng/kg, dưa chuột ngày thường mua 20.000 đồng/kg nay lên tới 25.000 đồngkg".

Cần giải pháp đồng bộ để đảm bảo nguồn cung nông sản

Có hay không hiện tượng tiểu thương găm hàng, tăng giá? - Ảnh 2.

Bên cạnh tổ chức sắp xếp lại khâu phân phối khi các chợ đầu mối đóng cửa, về lâu dài, để duy trì nguồn cung thiết yếu và cũng là hỗ trợ bà con ở nhiều tỉnh thành trên cả nước tiêu thụ nông sản, còn rất nhiều vấn đề đặt ra. Kinh nghiệm từ việc thành lập 2 tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản ở hai đầu Bắc - Nam thời gian qua đã cho thấy: phải tháo gỡ đồng thời ở cả lưu thông và sản xuất.

Nhu cầu thực phẩm cho các thành phố lớn đang tăng dần từng tuần đòi hỏi các chuỗi tiêu thụ phải có giải pháp thích ứng. Hiện khó khăn nhất là thủy sản do trong số 449 cơ sở chế biến ở ĐBSCL có tới 103 cơ sở đóng cửa, 21 cơ sở có ca nhiễm covid, số nhà máy còn lại chỉ hoạt động được 30% công suất .

Để hỗ trợ nông dân, tỉnh Tiền Giang hiện đã xây dựng tiêu chí cho mô hình 3 tại chỗ để những cơ sở chế biến nào đáp ứng được  thì hoạt động trở lại. Với ngành nông nghiệp, duy trì sản xuất để có nguồn cung đang là bài toán đặt ra khi tại nhiều nơi ở ĐBSCL đang thiếu nhân công thu hoạch và người thu mua.

Bên cạnh để xuất mua tạm trữ lúa hè thu, hỗ trợ DN kho lạnh trữ nông sản phục vụ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có giải pháp để đảm bảo đủ giống, vật tư cho các vụ sản xuất và nuôi mới  trên cả nước nhắm duy trì nguồn cung những tháng cuối năm.

Trong buổi làm việc mới đây, Bộ Công Thương cho biết: có thể mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của Tổ công tác Tiền phương, không chỉ ở các tỉnh, thành phố phía Nam mà tính đến mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Bên cạnh đó cần xây dựng các kịch bản cung ứng hàng hóa tương đương với các cấp độ của dịch bệnh. Trong mọi tình huống, phải đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu. Người dân có thể yên tâm ngay trong cao điểm giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19.

Chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 5/8 với khách mời là bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội và ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội sẽ trao đổi chi tiết về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn đón xem!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước