Để có mật hoa dừa, công nhân phải tác động một lực vừa phải giống như massage để kích thích hoa tiết mật. Cứ cách 12 tiếng lại thu mật 1 lần. Trong 24 giờ, trung bình một hoa dừa sẽ cho ra một lít nước, cứ vậy liên tục trong 25 ngày sẽ được 25 lít.
Hương vị độc đáo cùng với quy chuẩn sản xuất hữu cơ, thân thiện môi trường đã giúp cô gái Khmer - Thạc sĩ Chal Thi và dòng sản phẩm từ Mật hoa dừa lọt vào Top 20 đề án khởi nghiệp tiêu biểu do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức năm 2019.
Thành công của Chal Thi có một phần là được sự hỗ trợ tích cực của người bạn đời cùng chung chí hướng. Thi làm nghiên cứu, còn ông xã lo việc kinh doanh.
Theo tính toán của ông chủ Sokfarm, xét về giá trị kinh tế, việc khai thác mật hoa dừa cho thu nhập cao gấp 3-5 lần so với bán trái. 1 hoa dừa đạt năng suất thu được một chục dừa, giá bán hiện tại khoảng 50.000 đồng. Còn với việc khai thác bán mật, mỗi hoa dừa sẽ cho 25 lít, tương đương 250.000 đồng. Như vậy, chỉ cần có 20 gốc dừa, một nông hộ có thể thu được 6 triệu đồng/tháng.
Sản phẩm mật hoa dừa đã mở ra hướng đi mới cho nông dân Trà Vinh, tỉnh có diện tích trồng dừa chỉ sau Bến Tre.
Cô gái Khmer Thạch Thị Chal Thi là một tấm gương thành công, tấm gương phụ nữ vươn lên làm kinh tế. Thành công này có thể là cảm hứng cho rất nhiều người khác nữa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!