Cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025: Cần tạo đột phá về thể chế để thúc đẩy tăng trưởng

Nhóm phóng viên Thời sự-Thứ sáu, ngày 29/10/2021 20:57 GMT+7

VTV.vn - Các đại biểu cho rằng, việc xây dựng và ban hành kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 5 năm tới là rất cần thiết.

Chiều 29/10, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự kiến Kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ và dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021- 2025).

Các đại biểu cho rằng, việc xây dựng và ban hành kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 5 năm tới là rất cần thiết để, phù hợp với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh hiện nay. Đồng thời, các đại biểu khẳng định Chính phủ đã rất trách nhiệm khi đưa ra các phương án, mục tiêu cụ thể.

Góp ý cho kế hoạch này, một số đại biểu đề nghị phải tạo đột phá về thể chế để thúc đẩy tăng trưởng, cùng với đó là tháo gỡ vướng mắc về tiến độ của các công trình trọng điểm, cũng như giải ngân vốn đầu tư công.

"Quan tâm lớn nhất chính là vấn đề COVID-19. Với tình hình hiện nay, dứt khoát phải ổn định kinh tế vĩ mô, không chạy theo tăng trưởng bằng mọi giá. Tất nhiên là cố gắng để có được mức tăng trưởng nhanh, bởi nếu không nhanh, không bền vững thì không thể đạt mục tiêu 2030 trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao. Tháo gỡ để tập trung vào một số dự án về hạ tầng giao thông chẳng hạn, thúc đẩy đầu tư công có thể cũng là một nguồn lực cho tăng trưởng cho cuối năm và những năm tiếp theo", ông Nguyễn Xuân Thắng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, nêu ý kiến.

Cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025: Cần tạo đột phá về thể chế để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: Trung tâm báo chí Văn phòng Quốc hội)

Cho rằng doanh nghiệp là linh hồn của nền kinh tế, các đại biểu nhấn mạnh cần quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng doanh nghiệp và phải có phương án hỗ trợ doanh nghiệp thực chất sau những khó khăn dịch COVID-19 đã gây ra.

"Chúng tôi đã tham mưu cho Thủ tướng thực hiện gói hỗ trợ lãi suất khoảng 20.000 tỷ đồng/năm. Hỗ trợ 2 - 3% cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch, có đủ điều kiện vay", ông Hồ Đức Phớc, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, cho hay.

Đối với dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia, nhiều đại biểu cho rằng, cần chú trọng đến quy hoạch vùng để tránh hiện tượng quy hoạch manh mún, trùng lắp.

"Quy hoạch sử dụng đất hiện nay của chúng ta hiện nay chia làm 3 cấp: quốc gia, tỉnh, huyện. Hiện chúng ta chưa có quy hoạch sử dụng đất cấp vùng. Vấn đề đặt ra là phát triển các vùng kinh tế và liên kết các vùng. Vì thiếu quy hoạch sử dụng đất cấp vùng nên khi quy hoạch từ trung ương xuống tỉnh, các quy hoạch của tỉnh được đánh giá là manh mún, thiếu hiệu quả và trùng lắp", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ, cho biết.

"Nên chăng chúng ta ban hành phê duyệt mang tính chất không gọi là tạm thời, nhưng có những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cơ chế để có thể điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Bởi vì nếu chúng ta ban hành quá cứng thì rõ ràng sau này tất cả quy hoạch sử dụng đất khác lại phải lấy quy hoạch sử dụng đất làm nền tảng, làm cơ sở để xây dựng theo, vậy nó có đáp ứng được để phát triển quy hoạch ngành khác không", ông Nguyễn Ngọc Bảo, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, nhấn mạnh

Theo chương trình, Quốc hội sẽ dành cả ngày mai (30/10) để thảo luận trực tuyến về hai nội dung này.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đủ nguồn lực để chống dịch và phát triển kinh tế Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đủ nguồn lực để chống dịch và phát triển kinh tế

VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đang kiến nghị Chính phủ gói hỗ trợ lãi suất lên tới 20.000 tỷ đồng/năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước