Từ trước đến nay, tỉnh Tây Ninh chỉ được biết đến với mía, mì. Tuy nhiên, giờ đây những cánh đồng rau quả rộng hàng trăm ha không còn là chuyện hiếm. Việc liên kết với doanh nghiệp được nhiều nông dân ở đây ví von như là "đũa có đôi".
Anh Huỳnh Khương Huy (huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) có 5 năm trồng chuối, do vậy anh rất thấu hiểu nỗi khổ khi tìm đầu ra, nhất là qua thương lái. Anh cho rằng, khi có nhà máy chế biến hiện đại tại địa phương, nông dân sẽ có động lực đầu tư hơn. Nông dân sẽ có nhiều lựa chọn để cung cấp cho nhà máy. Điều quan trọng là sản phẩm phải đạt chuẩn VietGap trở lên.
Hiện tỉnh Tây Ninh chỉ có 10% nông sản sản xuất theo quy trình VietGap, GlobalGap. Tỉnh mong muốn con số này sẽ tăng lên 20% trong 2 năm tới.
Năm 2019, tỉnh Tây Ninh sẽ triển khai quy hoạch 18 vùng sản xuất với diện tích khoảng 17.000ha tại hàng loạt huyện để phát triển rau quả, cây ăn quả, chăn nuôi theo mô hình ứng dụng công nghệ cao nhằm cung cấp sản phẩm lâu dài theo đơn đặt hàng của các công ty chế biến.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!