Chính sách kinh tế của tân Thủ tướng Nhật Bản có gì khác so với người tiền nhiệm?

Long Nguyễn (PV Đài THVN thường trú tại Nhật Bản)-Thứ năm, ngày 07/10/2021 10:04 GMT+7

VTV.vn - Sau khi nội các của Thủ tướng Kishida được thành lập, chính sách kinh tế của Chính phủ mới được dư luận rất quan tâm.

Trong chính sách kinh tế mới, Thủ tướng Kishida cũng nhấn mạnh về chính sách kinh tế "chủ nghĩa tư bản mới mang hình thái Nhật Bản". Vậy chính sách này có điểm gì khác so với chính sách của người tiền nhiệm và làm thế nào thể thực hiện?

Thủ tướng Kishida đưa ra chính sách kinh tế mới "Chủ nghĩa tư bản mới mang hình thái Nhật Bản", mục tiêu là khắc phục những hạn chế trong chính sách kinh tế của những người tiền nhiệm, nhưng nhìn chung cơ bản chính sách này vẫn cơ bản là sự kế thừa của chính sách kinh tế Abenomics.

Theo báo Asahi, ông Kishida có kế hoạch bám sát "ba mũi tên" của chính sách kinh tế Abenomics đó la: Chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài chính táo bạo và chiến lược tăng trưởng dựa trên đầu tư tư nhân.

Tuy nhiên, "Chủ nghĩa tư bản mới mang hình thái Nhật Bản" là chính sách mà ông Kishida đưa ra với chủ trương thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phân phối thu nhập. Từ đó sẽ giải quyết những hạn chế của chính sách Abenomics, vốn được cho là chỉ mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn và làm gia tăng khoảng cách thu nhập trong xã hội.

Chính sách kinh tế của ông Kishida được kỳ vọng giảm khoảng cách trong thu nhập người lao động, đồng thời tăng gấp đôi lương cho những người có thu nhập trung bình từ đó kích thích tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên để thực hiện là điều không hề dễ dàng.

Chính sách kinh tế của tân Thủ tướng Nhật Bản có gì khác so với người tiền nhiệm? - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Kyodo News.

Theo báo Yomiruri, để tạo ra sự khác biệt, Thủ tướng Kishida sẽ thực hiện gói kích thích kinh tế hàng chục nghìn tỷ Yen, do đó cần có một lượng tiền lớn và nguồn tài chính này có thể đảm bảo thông qua việc tăng thuế hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ.

Nhà kinh tế trưởng Koji Yajima - Viện Nghiên cứu Nisseikiso cho rằng, với bối cảnh hiện tại biện pháp tăng thuế khó khả thi, do đó có lẽ sẽ thực hiện từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Nếu chỉ dựa vào trái phiếu, mục tiêu đưa cán cân ngân sách cơ bản trở lại trạng thái thặng dư vào tài khóa 2025 tạm thời phải gác lại.

Về biện pháp phát hành trái phiếu, Hãng thông tấn JiJi cho rằng, tổng nợ công của Nhật Bản dự kiến sẽ tăng hơn 11 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021, cao hơn gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đây là điều rất đáng lo ngại.

Với tình trạng nợ công cao như hiện nay, báo này cho rằng, nợ công cao sẽ là trở ngại lớn cho Thủ tướng Kishida khi thực hiện cân bằng tài tài chính và thúc đẩy kinh tế.

Kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế là khá lớn, tuy nhiên để đưa kinh tế Nhật Bản thoát khỏi giai đoạn trì trệ với chính sách kinh tế mới của ông Kishida sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh việc kiểm soát COVID-19 chưa chắc chắn và ngân sách vẫn phụ thuộc nhiều vào trái phiếu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước