DN cơ khí nội địa cần nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ từ Nhà nước.
Theo nhận định của các chuyên gia, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nội địa chính là việc tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ. Ngoài ra, doanh nghiệp nội còn phải chịu nhiều bất lợi so với các doanh nghiệp FDI.
“Nguồn vốn lưu động còn hạn hẹp nên chúng tôi kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay, khi lãi suất vay của NHTM lên đến 10-15% thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm cơ khí bị kém đi. Cơ khí nhập khẩu thì lãi suất vay vốn lưu động của doanh nghiệp FDI chỉ là 1-2%” - ông Trần Văn Quang - Tổng giám đốc Tổng công ty thiết bị Điện Đông Anh cho biết.
Thị trường cơ khí ngoại đang lấn át thị trường nội. Hiệp hội Cơ khí Việt Nam nhận định, hiện nay 80% thị trường cơ khí trong nước thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.
“Tôi đến triển lãm với mong muốn quảng bá sản phẩm, đồng thời tìm kiếm các đại lý phân phối. Hiện tại chúng tôi đã có 88 đại lý tại Việt Nam” - ông Jackey Hsiao - Công ty TNHH Thương mại Tân Khởi Dương, Đài Loan (Trung Quốc) nói.
Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu đáp ứng trên 50% nhu cầu thị trường trong nước vào năm 2025 và trên 60% năm 2035, các doanh nghiệp cơ khí nội địa cần nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ từ Nhà nước.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!