Cần tăng sức lan tỏa từ các "ốc đảo" FDI

Tài Phan (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ ba, ngày 11/12/2018 09:12 GMT+7

VTV.vn - Ví von về doanh nghiệp FDI như những "ốc đảo", chưa bám rễ hay tạo sức lan tỏa là câu chuyện không còn mới nhưng vẫn chưa bao giờ thiếu tính thời sự.

Một bài báo trên tờ Reuters thông tin về ý định di dời nhà máy sản xuất iPhone từ Trung Quốc về Việt Nam của Tập đoàn Foxconn. Một làn sóng dịch chuyển là có nhưng thẳng thắn nhìn vào thực tế hiện nay, Việt Nam chỉ có thể đón sóng hiệu quả khi doanh nghiệp trong nước có khả năng tham gia được vào chuỗi sản xuất của Foxconn hay bất kỳ doanh nghiệp FDI nào khác.

Năm 2016, FDI vào Việt Nam cao hơn tất cả các nước ASEAN, trừ Singapore. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, thu hút FDI còn vượt cả Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2017, con số này đạt mức kỷ lục là 17,5 tỷ USD.

Nhưng một lần nữa, nếu nhìn vào cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam trên tờ Thời báo Kinh doanh sáng 11/12 sẽ thấy 71% tổng kim ngạch xuất khẩu có nguồn gốc DN nước ngoài tại Việt Nam. Trong khi nhập khẩu, nhà đầu tư nước ngoài đã chiếm tới 58,6%. Có thể thấy, mấu chốt ở đây vẫn là bài toán giá trị gia tăng mà dòng vốn FDI để lại cho Việt Nam.

Thời báo Kinh doanh nêu ví dụ, ngành may mặc và da giày hoạt động chủ yếu là gia công hay lắp ráp hàng công nghệ cao dường như chỉ là sân chơi của FDI với những cái tên như Samsung, Canon, Intel...

Bên cạnh đó, những ngành sản xuất và chế tạo đã hưởng ưu đãi thời gian dài như mía đường và lắp ráp, sản xuất ô tô nhưng kết quả mà các doanh nghiệp FDI tạo ra chưa tương xứng với kỳ vọng.

Xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới đã chỉ ra, chuyển giao công nghệ từ FDI tại Việt Nam có cải thiện trong 3 năm qua nhưng vẫn thấp hơn các quốc gia khu vực như Thái Lan hay Trung Quốc. Đáng chú ý là năng lực hấp thụ của doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế.

Nghiên cứu của Bộ KH&ĐT và Ngân hàng thế giới thực hiện năm nay cho thấy, ngay cả trong trường hợp có sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, đa phần liên kết cũng mới chỉ liên quan đến nguồn cung đầu vào không có nhiều giá trị thương mại như vật tư, bao bì. Việc Intel xuất khẩu 5 tỷ USD nhưng phần giá trị gia tăng để lại ở Việt Nam chỉ khoảng 2% là một ví dụ.

Tờ Thanh niên nhận định, bài toán căn cơ, vì thế, vẫn là cần nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Giám đốc một quỹ đầu tư Mỹ tại Việt Nam cho rằng: "Nếu có sự dịch chuyển nhà máy công nghệ cao là quá tốt cho Việt Nam".

Tuy nhiên, lo rằng các nhà máy chỉ tận dụng lao động giá rẻ hay gây ô nhiễm môi trường như Việt Nam đã từng vướng phải. Thế nên, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và cả những người làm công việc mời gọi đầu tư trong thời điểm này đòi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

Doanh nghiệp FDI đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam Doanh nghiệp FDI đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam “Đau đầu” với doanh nghiệp FDI 'bỗng dưng mất tích' “Đau đầu” với doanh nghiệp FDI "bỗng dưng mất tích" Làm thế nào để tháo gỡ “nút thắt” về sở hữu trí tuệ trong thu hút FDI? Làm thế nào để tháo gỡ “nút thắt” về sở hữu trí tuệ trong thu hút FDI?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước