Các tỉnh miền Trung cần gần 9.500 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp

Thúy Lan-Thứ năm, ngày 05/11/2020 19:24 GMT+7

(Ảnh minh họa)

VTV.vn - Hôm nay (5/10), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức cuộc họp bàn lên kế hoạch tái thiết các hoạt động sản xuất sau mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ, các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống; trong đó đã cấp phát hỗ trợ 18 tấn giống ngô; 10,8 tấn hạt rau giống.

Về vaccine và hóa chất khử trùng, tổng nhu cầu các địa phương là 560.000 liều vaccine, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng và đã hỗ trợ 30.000 liều vắc xin, 60.000 lít và 70 tấn hóa chất khử trùng.

Tổng kinh phí đề nghị của các địa phương là 9.438 tỷ đồng, để khắc phục dân sinh và cơ sở hạ tần thiết yếu nhất. Trong đó Nghệ An 100 tỷ đồng, Hà Tĩnh 1.428 tỷ đồng, Quảng Bình 550 tỷ đồng, Quảng Trị 1.600 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 1.005 tỷ đồng, Quảng Nam 1.500 tỷ đồng, Quảng Ngãi 1.625 tỷ đồng, Bình Định 1.380 tỷ đồng, Kon Tum 150 tỷ đồng, Gia Lai 100 tỷ đồng.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã và huy động được nguồn hỗ trợ từ các đơn vị cho người dân các tỉnh miền Trung như: giống cây trồng vật nuôi, thủy sản, thuốc, thức ăn chăn nuôi... ước tính giá trị khoảng 100 tỷ đồng. Trước mắt, các tỉnh ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ vừa qua như Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quân khu IV và V sẽ được hỗ trợ để khôi phục sản xuất, đặc biệt nhanh chóng khôi phục chăn nuôi gia cầm.

Các tỉnh miền Trung cần gần 9.500 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp - Ảnh 1.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã và huy động được nguồn hỗ trợ từ các đơn vị cho người dân các tỉnh miền Trung như: giống cây trồng vật nuôi, thủy sản, thuốc, thức ăn chăn nuôi... ước tính giá trị khoảng 100 tỷ đồng.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã huy động được trên 1,1 triệu con giống gia cầm, 300 nghìn tấn thức ăn chăn nuôi và vaccine, thuốc thú y… để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất. Chăn nuôi gia cầm sẽ được chú trọng vì có chu kỳ sản xuất ngắn, từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ có sản phẩm. Như vậy bà con sẽ có sinh kế, kết quả tái sản xuất cho những chu kỳ sau.

Về chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, các địa phương phải khử trùng, tiêu độc, đảm bảo môi trường an toàn, sạch bệnh thì mới tái chăn nuôi, tránh thiệt hại. Cục sẽ phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia về xây dựng mô hình nuôi gia cầm để tuyên truyền, phổ biến tại các địa phương.

Về thủy sản, các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và cơ quan quản lý địa phương tổ chức quan trắc môi trồng vùng nuôi nhằm đảm bảo môi trường an toàn trước khi thả nuôi. Tổng cục Thủy sản kết hợp với lực lượng thú y tổ chức hướng dẫn làm sạch môi trường, quan trắc môi trường nuôi đảm bảo các thông số mới khuyến cáo người dân đưa con giống vào sản xuất. 

Các địa phương cũng sẽ huy động lực lượng tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng mô hình để tạo sức lan tỏa ở các địa phương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và  VTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước