Bộ Công Thương siết chặt quản lý hoạt động thương mại điện tử

Huy Hoàng (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ ba, ngày 27/08/2019 11:11 GMT+7

VTV.vn - Ràng buộc trách nhiệm hơn nữa giữa chủ sàn TMĐT với các chủ gian hàng; điều chỉnh tăng nặng các mức phạt vi phạm… là một số đề xuất của Bộ Công Thương.

Hơn 35.000 mặt hàng vi phạm đã bị gỡ bỏ khỏi các trang thương mại điện tử nhưng đó vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi hoạt động thương mại điện tử không chỉ diễn ra trên các sàn thông thường của đơn vị chủ quản mà với sự phát triẻn của mạng xã hội, website, mỗi cá nhân nhỏ lẻ cũng có thể buôn bán, thu lời và gây thất thu thuế cho nhà nước.

Sẽ siết chặt quản lý hoạt động thương mại điện tử, thậm chí sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm đó là những gì Bộ Công Thương đang thực hiện.

Viết thêm các ký tự vào tên sản phẩm để vượt qua bộ lọc của các sàn thương mại điện tử, buôn bán lá cần sa lại rao bán lá cây đu đủ, tạo nhiều tài khoản ảo để rao bán hàng là những gì người bán hàng trên các trang thương mại điện tử thực hiện. Tuy nhiên, để phân biệt hàng giả với hàng thật, cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn.

Lũy kế đến năm 2018, có gần 36.000 sản phẩm vi phạm bị gỡ bỏ, hơn 300 tài khoản bán hàng đã bị khóa. Một trong những điểm khiến nhiều người tiêu dùng khiếu nại chính là hành vi quảng cáo không đúng sự thực diễn ra ở nhiều nơi.

Các website TMĐT và nhất là các nền tảng mạng hội như Facebook hay các ứng dụng YouTube đều là những công cụ để thương mại điện tử diễn ra. Theo Tổng cục Quản lý Thị trường, bên cạnh việc khó bắt vi phạm tại hiện trường còn là thất thu thuế.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng cần ràng buộc trách nhiệm hơn nữa giữa chủ sàn thương mại điện tử với các chủ gian hàng, phải đảm bảo truy được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa lẫn chủ phân phối sản phẩm. Những trang TMĐT với hàng triệu sản phẩm như Amzon họ quản lý được thì các trang TMĐT của Việt Nam cũng nên học tập, Bộ sẽ có hướng làm việc với các đơn vị như Facebook, YouTube, thậm chí là bổ sung các hướng dẫn quy định pháp quy nếu cần.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ đề xuất điều chỉnh tăng nặng các mức phạt vi phạm để nâng cao tính răn đe. Ngay trong năm 2019 này, nghị định 52 về thương mại điện tử sẽ được sửa đổi, bổ sung để theo kịp biến động của thị trường.

Dự kiến trong Quý III/2019, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ cho ra mắt hệ thống chống hàng giả và ứng dụng trên ĐTDĐ để lực lượng chức năng có thể trao đổi trực tiếp với DN xung quanh việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng giả. Đây là vấn đề trọng tâm của lực lượng quản lý thị trường trong năm nay và những năm tiếp theo.

Mua bán, sáp nhập - Chìa khóa tăng sức cạnh tranh cho sàn thương mại điện tử Mua bán, sáp nhập - Chìa khóa tăng sức cạnh tranh cho sàn thương mại điện tử Gia tăng gian lận thương mại điện tử Gia tăng gian lận thương mại điện tử Đa dạng hàng hóa - Cuộc đua trọng yếu của thương mại điện tử Đa dạng hàng hóa - Cuộc đua trọng yếu của thương mại điện tử

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước