Bài học nhượng quyền nhìn từ câu chuyện Burger King

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 02/06/2017 07:30 GMT+7

VTV.vn - Với mục tiêu phát triển cùng lúc 60 cửa hàng tại Việt Nam, Burger King chỉ thực hiện được 15 cửa hàng bởi những khó khăn và áp lực thực tế của thị trường đồ ăn nhanh.

Sau nhiều năm phát triển có thể nói là bùng nổ, thị trường nhượng quyền đồ ăn nhanh tại Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu bão hòa, kéo theo áp lực cạnh tranh gay gắt hơn. Trong khi đó, giá thuê mặt bằng, chi phí vận hành lại đắt đỏ đã khiến nhiều thương hiệu lớn cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Câu chuyện về Burger King là một ví dụ phần nào cho thấy những khó khăn không nhỏ trên thị trường này.

Như thường thấy với các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài khác, thương hiệu đồ ăn này khi nhượng quyền để bắt đầu vào thị trường Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu khá tham vọng là phát triển cùng lúc 60 cửa hàng trên toàn quốc. Tuy nhiên, sau 5 năm, con số thực tế chỉ là 15 cửa hàng.

Bài học nhượng quyền nhìn từ câu chuyện Burger King - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chi phí mà doanh nghiệp nhận nhượng quyền đầu tư bình quân cho mỗi cửa hàng là từ 4,5 - 7 tỷ đồng. Gánh nặng chi phí cộng với sức tiêu thụ kém đối với một loại thức ăn còn xa lạ với người Việt Nam là bánh hamburger đã khiến kế hoạch mở đồng loạt 60 cửa hàng nhanh chóng bị phá sản khi mới chỉ đi hơn 1/3 chặng đường.

Theo chuyên gia từ Retail Food Group - đơn vị chuyên bán nhượng quyền các thương hiệu quốc tế, các đơn vị mua nhượng quyền thường vấp phải hạn chế là chưa hiểu rõ nhu cầu ăn uống của người dân bản địa dẫn đến những sai lầm trong khâu đàm phán với đối tác bán nhượng quyền để hoạch định chiến lược phát triển.

Nhận định này có vẻ đang đúng với trường hợp của chính Burger King. Sau khi mất 1 năm đàm phán lại với đối tác bán nhượng quyền để giảm số lượng cửa hàng xuống còn 15, không chịu áp lực phải mở thêm cửa hàng mới cũng như điều chỉnh thực đơn theo hướng bán thêm các món ăn phù hợp với người Việt, 2 năm trở lại đây, chuỗi cửa hàng đã bắt đầu tăng trưởng xấp xỉ 50% mỗi năm.

Từ năm 2000 đến nay, đã có khoảng 170 thương hiệu đăng ký nhượng quyền tại thị trường Việt Nam. Với đặc thù là nước có dân số đông và trẻ, thu nhập của nhóm trung lưu ngày càng tăng cùng xu hướng tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ mới, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia tiềm năng với dự báo tốc độ tăng trưởng ở mức 20% mỗi năm. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, thị trường Việt Nam cũng cho thấy có những đặc tính riêng mà chỉ những doanh nghiệp nắm và hiểu được mới tận dụng được cơ hội.

Gần 170 thương hiệu ngoại được nhượng quyền vào Việt Nam Gần 170 thương hiệu ngoại được nhượng quyền vào Việt Nam Kinh doanh nhượng quyền bùng nổ ở Việt Nam Kinh doanh nhượng quyền bùng nổ ở Việt Nam Thị trường nhượng quyền Việt Nam còn bỏ ngỏ Thị trường nhượng quyền Việt Nam còn bỏ ngỏ

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước