ASEAN quyết tâm ký RCEP trong năm 2020

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 09/03/2020 15:29 GMT+7

VTV.vn - Trưởng đoàn đàm phán các nước thành viên ASEAN mong muốn ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ngay trong năm nay 2020.

Tại phiên họp kín của Uỷ ban Đàm phán thương mại RCEP của ASEAN diễn ra sáng 9/3  tại Đà Nẵng, Trưởng đoàn đàm phán các nước thành viên ASEAN đã thống nhất chung đó là mong muốn ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ngay trong năm nay - năm chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. 

Hiện Ấn Độ - 1 trong 16 thành viên tham gia đàm phán chưa thể hiện quan điểm chính thức về việc có tiếp tục tham gia RCEP nữa không. Do vậy, quan điểm chung của ASEAN vẫn được duy trì đó là nếu RCEP được ký kết với đầy đủ 16 nước sẽ mang lại lợi ích đầy đủ về kinh tế thương mại cho tất cả các thành viên. Chia sẻ bên lề phiên họp, đại biểu một số đoàn đàm phán cho biết, ASEAN sẽ nỗ lực giải quyết các vấn đề còn tồn tại của các nước đối tác theo cách hài hòa lẫn nhau.

Ước tính khi thực thi, Hiệp định RCEP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng; GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm 39% GDP toàn cầu.

Những lợi ích của một Hiệp định thương mại tự do bao trùm cả một khu vực rộng lớn như vậy là điều không còn phải bàn cãi. Nhưng để có được những lợi ích đó thì từng nước thành viên cũng sẽ phải đưa ra những nhượng bộ nhất định, mở cửa thị trường của mình. Thách thức này không hề dễ vượt qua. 

Ý tưởng về RCEP được đưa ra tại Hội nghị ASEAN ở Campuchia năm 2012, với mục tiêu thúc đẩy thương mại, hợp nhất hiệp định thương mại song phương đã được ký kết giữa ASEAN với 6 đối tác thương mại lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Tháng 5/2013, vòng đàm phán đầu tiên của hiệp định RCEP được tiến hành tại Brunei với mục tiêu hoàn tất và ký kết thành công vào năm 2015. Tuy nhiên, mốc thời gian này và các thời hạn cam kết sau đó đã bị bỏ lỡ. Mức độ phát triển kinh tế khác nhau và cùng những vướng mắc trong quan hệ giữa các nước thành viên là lý do khiến quá trình đám phán diễn ra khá chậm chạp.

Dù vậy, RCEP vẫn được đánh giá là một hiệp định thương mại chất lượng cao, hướng tới cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ mở rộng cánh cửa thị trường giữa các nước thành viên. Tính đến nay, RCEP đã trải qua 28 vòng đàm phán và 16 cuộc họp cấp Bộ trưởng. Tháng 11/2019, các nước tham gia đã đặt mục tiêu sẽ hoàn tất đàm phán và ký kết hiệp định vào năm 2020.

ASEAN thống nhất nội dung đàm phán RCEP ASEAN thống nhất nội dung đàm phán RCEP

VTV.vn - Nếu không có Ấn Độ, RCEP vẫn là một hiệp định thương mại tự do lớn và đưa 15 nền kinh tế vào một loạt nguyên tắc thương mại chung.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước