Tăng trưởng khu vực ASEAN+3 đạt 4,4%. Trong đó, các nước ASEAN dự báo đạt tăng trưởng 4,6%, các nước +3 gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc dự báo tăng trưởng 4,4%.
Năm nay ASEAN+3 tiếp tục phải đối mặt với các rủi ro địa chính trị và áp lực lạm phát gây đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù vậy, sự phục hồi của Trung Quốc có thể tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chung trong toàn khu vực.
AMRO khuyến nghị các nước cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ đảm bảo kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
AMRO dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt 6,2%. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Đầu tiên là ổn định kinh tế vĩ mô. Trong những tháng đầu năm, chúng ta thấy diễn biến của chỉ số lạm phát tương đối ổn định so với thời gian trước và so với các nước trên thế giới đặt trong bối cảnh thế giới có xu hướng tăng giá, thì ở Việt Nam lạm phát tương đối ổn định. Đấy là yếu tố để chúng ta tạo niềm tin với nhà đầu tư, người tiêu dùng để đảm bảo dòng tiền vẫn được lưu chuyển trong thị trường tài chính", ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Kinh tế tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đánh giá.
"Trong các khảo sát gần đây của EuroCham về chỉ số môi trường kinh doanh, Việt Nam luôn được lựa chọn là top điểm đến hàng đầu cho đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực, vì Việt Nam có nhiều tiềm năng, từ vị trí địa lý, độ mở hiệp định thương mại tự do, hay sự tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của Việt Nam, về nguồn nhân lực và đặc biệt là chiến lược phát triển bền vững và tăng trưởng xanh", ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, nhận định.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!