Mức dự báo này có giảm so với mức tăng ấn tượng 7,1% của năm 2018 nhưng vẫn được đánh giá là mức tăng trưởng cao của khu vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang giảm tốc.
Dự báo, tăng trưởng kinh tế châu Á được ADB điều chỉnh giảm với mức tăng trung bình còn không quá 6%. Thế nhưng, tổ chức này vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức cao, với dự báo lạm phát được điều chỉnh giảm từ 3,5% xuống còn 3% cho năm nay, hiện là mức thấp nhất trong 3 năm qua. Lực cầu nội địa và xuất khẩu là 2 điểm sáng đáng chú ý.
Đánh giá cao điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn, tuy nhiên, theo chuyên gia, tầm nhìn dài hạn còn đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là với ẩn số từ căng thẳng thương mại toàn cầu. Củng cố nội lực thông qua tái cơ cấu nền kinh tế là khuyến nghị từ ADB, điển hình là ngành tài chính ngân hàng.
Liên quan tới việc điều chỉnh GDP của Việt Nam, dẫn tới mức tăng 25,4%, đại diện ADB cho rằng đây là mức điều chỉnh lớn. Tuy nhiên, việc điều chỉnh là bình thường với nhiều quốc gia trên thế giới và với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như Việt Nam, mức thay đổi này không phải là đáng ngạc nhiên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!