Sáng 6/12, Hội thảo khoa học giữa Tổ biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Ban Chấp hành Trung ương, đại diện các Bộ ngành liên quan và Hội đồng lý luận Trung ương với nhóm đối tác phát triển (DPG) về các văn bản và khuyến nghị chính sách của nhóm đối tác phát triển đóng góp cho xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2021-2030 của Việt Nam.
Nhóm đối tác phát triển (DPG) đến từ Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và tổ chức khác với 7 nhóm khuyến nghị từ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính ngân hàng, làm sao để nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tuần hoàn cho đến phát triển bền vững gắn với biến đổi khí hậu, các khuyến nghị phát triển nguồn vốn con người và tăng cường thể chế và quản trị ở Việt Nam.
Theo Giám đốc Quốc gia Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt hiện đang phụ thuộc nhiều vào dòng vốn tín dụng, trong bối cảnh dòng vốn này đang ngày càng hạn hẹp đang là khó khăn cần tháo gỡ.
Nhân rộng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy, khai thác tối đa các tiềm năng năng lượng tái tạo là khuyến nghị được đại diện chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra tại hội thảo.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia thu hút thành công vốn FDI, tính trong 11 tháng đầu năm, tổng vốn thực hiện đạt 17,69 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, theo người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng vẫn còn những cái khó.
Đóng góp về thể chế và quản trị của Việt Nam, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, những khuyến nghị của các tổ chức là chính xác và nhìn nhận, mấu chốt vấn đề nằm ở con người. Tăng trưởng xanh cả trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua tăng cường đẩy mạnh sản xuất hữu cơ, sử dụng tái chế, tăng cường hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tuần hoàn cũng đã được đưa ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!