Vì sao nhiều ngành học ‘mỏi mắt’ tìm thí sinh nhưng vẫn phải đào tạo?

Khánh Nguyễn-Thứ hai, ngày 06/03/2023 06:34 GMT+7

Ảnh minh họa.

VTV.vn - Ngoài việc chỉ ra ra nguyên nhân của thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cũng nêu ra giải pháp cho vấn đề này.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, năm 2022, có 45/220 ngành đào tạo đại học tuyển kém, trong đó có 4 lĩnh vực tuyển sinh đợt 1 đạt kết quả rất thấp so với chỉ tiêu như Nông lâm nghiệp và Thủy sản; Khoa học Sự sống; Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội. Đây cũng từng là lĩnh vực tuyển sinh gặp nhiều khó khăn trong các năm 2020 và 2021.

Trả lời báo chí liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay: "Do công tác truyền thông tới thí sinh chưa tốt nên thí sinh chưa hiểu rõ đặc tính, đặc điểm của các ngành nghề kể trên và cơ hội nghề nghiệp ra sao, nên thí sinh chưa chọn".

Nói về giải pháp đề ra, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: "Dó đó, các trường đại học cần phải quan tâm là: những ngành nghề gì thực sự xã hội đang có nhu cầu lớn. Đồng thời, khảo sát để có số liệu xây dựng chính sách trong việc mở chương trình đào tạo trong tuyển sinh. Hai là, cần đẩy mạnh công tác truyền thông cũng như hướng nghiệp giữa các trường đại học, trường THPT để các em hiểu rõ những ngành rất cần cho sự phát triển lâu dài của đất nước.

Thứ ba là, để những ngành học này duy trì được cần sự quan tâm của cơ quan nhà nước để đầu tư, hỗ trợ cho những ngành như ngành khoa học cơ bản, toán học và những ngành kỹ thuật công nghệ để giảm bớt những khó khăn cho sinh viên khi các em vào trường. Qua đó, chúng ta cần làm nhiều việc để tạo sự cân đối trong các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề thiết yếu cho sự phát triển khoa học công nghệ, nâng cao cạnh tranh của đất nước".

Vì sao nhiều ngành học ‘mỏi mắt’ tìm thí sinh nhưng vẫn phải đào tạo? - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ với báo chí.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho biết, hiện nay Bộ GD&ĐT được Chính phủ giao xây dựng đề án về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao. Bộ GD&ĐT đề xuất những giải pháp trong đề án này để có những giải pháp chính sách hỗ trợ, kết nối nhà trường doanh nghiệp, gắn kết đào tạo nghiên cứu và hợp tác quốc tế, tăng sự thu hút của ngành nghề với học sinh. Đồng thời, tăng các điều kiện đảm bảo chất lượng phòng thí nghiệm, thực hành, đặc biệt hỗ trợ đào tạo sau đại học trong lĩnh vực này.

"Đề án này đang được Bộ GD&ĐT hoàn thiện. Đồng thời, các trường đại học cũng phải nỗ lực theo cách như nêu trên. Trong đề án này, Bộ cũng đề ra giải pháp để các trường đại học cùng nỗ lực để làm sao thu hút thí sinh vào những ngành này. Đồng thời, cần sự đồng hành, tuyên truyền của truyền thông, táo chí tác động đến lựa chọn ngành học của học sinh", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kết lại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước