Một số trường học tại Hà Nội đã đầu tư vào dạy học tiếng Anh và bắt đầu thử nghiệm dạy cả Toán và Khoa học bằng Tiếng Anh. Tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế.
Để trở thành ngôn ngữ thứ hai, tiếng Anh phải được sử dụng phổ biến trong chính giáo trình và thời gian thực hành giao tiếp. Một cản trở lớn đối với nhiều vùng miền, khi vấn đề nằm ở chính trình độ giáo viên.
Việc đầu tư hơn cho tiếng Anh đang phần nhiều nằm ở chính nhu cầu của học sinh và gia đình, đặc biệt ở khu vực thành thị. Nổi bật nhất là làn sóng học và luyện thi IELTS trong khoảng 5 năm trở lại đây. Với phương pháp là phải học chủ động.
Cuộc cạnh tranh về năng lực tiếng Anh dự báo sẽ càng căng thẳng hơn vào năm sau. Khi từ năm 2025, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh sẽ tập trung đánh giá vào khả năng đọc hiểu của thí sinh nhiều hơn. Hay kể cả bài thi đánh giá năng lực của Đại Học Quốc Gia Hà Nội cũng sẽ thêm phần thi về tiếng Anh để ngôn ngữ này có giá trị thực tiễn cho công việc tương lai.
Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học vẫn là mục tiêu trong tương lai. Mà muốn thực hiện sẽ cần sự đầu tư chiến lược lâu dài và bài bản của ngành giáo dục. Theo một khảo sát năm 2023, Việt Nam hiện xếp thứ 58/113 trong bảng xếp hạng độ thông thạo tiếng Anh của người trưởng thành toàn cầu, nằm trong nhóm có độ thông thạo tiếng Anh chỉ ở mức trung bình trên thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!