Số học sinh học lực khá chiếm 36,2%; học lực trung bình là 36,3%; 5,1% học sinh học lực yếu và 0,3% em học lực kém. Địa phương có tỷ lệ học sinh giỏi cao nhất cả nước ở bậc học này là Hải Phòng với 41,8%, tiếp đó là Hà Nội với 40,8%, TP.HCM 38,8%, Đà Nẵng 34,7%.
Các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng có tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đạt loại giỏi khá cao, chỉ xếp sau các thành phố lớn, như Long An 33,7%; Bến Tre 33,8%; An Giang 30,7%...
Có tỷ lệ học sinh giỏi bậc Trung học cơ sở thấp nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc với tỷ lệ chung toàn vùng là 10,9%, trong đó có nhiều tỉnh rất thấp như Hà Giang với 3,5%, thấp nhất cả nước, Lai Châu 4,1%, Sơn La 4,9%...
Bậc Trung học phổ thông, cả nước có gần 219.400 em đạt học lực giỏi trên tổng số hơn 2,5 triệu học sinh, đạt tỷ lệ 9,6%; số học sinh đạt học lực khá là trên 973.000 em, đạt tỷ lệ 42,6%; tỷ lệ học sinh học lực trung bình là 39,8%; học lực yếu là 7,59% và học lực kém là 0,37%.
Ở bậc học này, dẫn đầu về tỷ lệ học sinh giỏi là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 14%. Các tỉnh có tỷ lệ học sinh giỏi bậc trung học phổ thông thấp nhất vẫn thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Hà Giang 1,32%; Sơn La 2,25%; Lai Châu 2,3%...
Số liệu về tỷ lệ học sinh giỏi bậc tiểu học chưa được công bố. Ở bậc học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trương bỏ chấm điểm và thay đổi cách đánh giá từ điểm số sang nhận xét mức độ hoàn thành bài học. Cuối năm lớp 5, các học sinh được xác nhận là hoàn thành chương trình tiểu học sẽ đủ điều kiện lên lớp 6.
Ở bậc học này, dẫn đầu về tỷ lệ học sinh giỏi là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 14%, trong đó An Giang là 19,4%, cao nhất cả nước, xếp thứ hai là Vĩnh Long 18,8% và thứ ba là Đồng Tháp với 17,8%. Tỷ lệ này ở Hà Nội là 11,9%; Thành phố Hồ Chí Minh là 15,9%.
Các tỉnh có tỷ lệ học sinh giỏi bậc trung học phổ thông thấp nhất vẫn thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Hà Giang 1,32%; Sơn La 2,25%; Lai Châu 2,3%...
Số liệu về tỷ lệ học sinh giỏi bậc tiểu học chưa được công bố. Ở bậc học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trương bỏ chấm điểm và thay đổi cách đánh giá từ điểm số sang nhận xét mức độ hoàn thành bài học. Cuối năm lớp 5, các học sinh được xác nhận là hoàn thành chương trình tiểu học sẽ đủ điều kiện lên lớp 6.